Phường Ninh Thủy: Cần di dời các cơ sở gây ô nhiễm

Gần 15 năm hoạt động và không ngừng mở rộng quy mô, các cơ sở nuôi tôm, ốc hương giống trong tổ dân phố (TDP) Mỹ Á (phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thải nước biển (đã qua sử dụng) ra môi trường làm nhiễm mặn nguồn nước ngầm, gây bức xúc cho người dân địa phương.

nước nhiễm mặn
Cũng như nhiều hộ trong khu vực, nước giếng nhà ông Thành mặn như nước biển

Nhiễm mặn nguồn nước

Chúng tôi đến khu vực nói trên để tìm hiểu nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm nơi đây bị nhiễm mặn. Nghe chúng tôi hỏi, ông Nguyễn Như Thành, nhà ở kề một cơ sở sản xuất tôm, ốc hương giống liền bật máy bơm để lấy nước giếng cho chúng tôi nếm thử. Nước rất trong nhưng lại có vị mặn chẳng kém nước biển. Ông Thành cho biết, khu vực này cách biển gần 1km, 10 năm trước, người dân vẫn dùng nước giếng để sinh hoạt. Nhưng từ năm 2001, khi xuất hiện 2 trại nuôi tôm giống nước mặn trong khu vực và đặc biệt vào năm 2003, một số bể nuôi của 2 trại tôm này bị nứt, vỡ làm thoát nước biển ra môi trường khiến giếng nước của các hộ dân trong khu vực bắt đầu nhiễm mặn. “Từ đó đến nay, trong TDP Mỹ Á hình thành thêm hàng chục trại ươm giống thủy sản. Nước biển từ các trại này ngấm vào đất ngày càng nhiều làm cho nước giếng của các hộ dân nơi đây nhiễm mặn trầm trọng”, ông Thành nói. Ông Trương Văn Tấn, nhà gần một trại tôm giống khác trong khu vực cũng bức xúc cho biết: “Hơn chục năm nay, người dân ở đây phải khoan, đào thêm vài ba giếng nước trong nhà nhưng tất cả đều không thể dùng được. Thậm chí trong vườn, không có cây trồng nào có thể sống nổi”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, giếng nước của hơn 50 hộ dân quanh khu vực các trại ươm giống thủy sản nơi đây đều không thể sử dụng. Có hộ khoan cả chục cái giếng trong vườn nhưng đều gặp phải nước mặn.

Hiện tại, trong TDP Mỹ Á có gần 30 trại ươm tôm, ốc hương giống. Chủ một trại tôm giống trong khu vực thừa nhận: “Trại của tôi có hệ thống đường ống bơm trả nước biển sau khi nuôi ra biển chứ không xả thẳng ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên, do hoạt động mười mấy năm liền nên cũng không thể tránh khỏi việc nước biển rò rỉ ra môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm”. 

Cần di dời các cơ sở gây ô nhiễm

Ông Trần Văn Nghĩa - Tổ phó TDP Mỹ Á cho biết, hiện tại người dân nơi đây đang phải mua nước ngọt của một số người ở phường Ninh Diêm với giá 80.000 - 100.000 đồng/bình 1.500 lít. Những hộ không có bể chứa thì phải đi mua từng can với giá cao hơn, bình quân 3.000 đồng/can 20 lít. “Ngày nào tôi cũng phải mua từng can nước ngọt về dùng. Nhà tôi đông người nên mỗi ngày tốn 30.000 đồng tiền nước”, bà Nguyễn Thị Thu Lan, nhà sát trại thủy sản giống Đại Khang cho biết.

Theo lãnh đạo phường Ninh Thủy, trước đây địa phương đã phát hiện và xử lý một số trại ươm thủy sản ở TDP Mỹ Á đấu nối đường ống nước thải từ cơ sở nuôi ra cái hồ bỏ hoang phía sau. Ông Phạm Tấn Đang - Chủ tịch UBND phường Ninh Thủy cho biết: “Hiện tại nguồn nước ngầm khu vực quanh các trại nuôi thủy sản nói trên đã bị nhiễm mặn rất nặng. Trong khi chờ đầu tư cấp nước máy đến TDP Mỹ Á, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa hỗ trợ thêm một số giếng khoan cho người dân. Nhưng về lâu dài, chúng tôi rất mong các cấp, ngành chức năng xem xét để có hướng di chuyển các trại này ra khỏi khu dân cư để đảm bảo môi trường”.

Báo Khánh Hòa, 25/07/2015
Đăng ngày 26/07/2015
Nam Anh - Đình Lâm
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:44 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:44 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:44 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:44 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:44 29/03/2024