Bất chấp phản đối của dân, vẫn phá rừng ven biển để nuôi tôm, cá

Năm 2014, báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh tỉnh Hà Tĩnh cho DN Grobest chặt phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm trên cát. Sự việc sau đó tạm dừng triển khai phá rừng ở xã Kỳ Nam. Tuy nhiên, thời điểm này bỗng nhiên, chính doanh nghiệp đó lại tiến hành đốn hạ rừng phi lao ven biển để thực hiện dự án nuôi tôm, cá bơn, cá mú.

thân cây
Những thân cây lớn bị hạ chưa kịp đưa khỏi hiện trường. Ảnh: TRẦN TUẤN

Rừng phi lao ven biển gần trăm tuổi bị đốn hạ

Tiếp nhận bức xúc của nhiều người dân xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh), ngày 22.7, PV Báo Lao Động có mặt tại khu vực rừng phi lao ven biển có tên cửa Ngâm (thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam) chứng kiến hàng trăm cây phi lao vừa bị đốn hạ chỉ còn phần gốc. Trong đó, nhiều cây lớn có đường kính gốc khoảng 40- 50cm. Những thân cây sau khi đốn hạ, đã được người của Cty Grobest cắt gọn thành nhiều khúc tập trung một đống lớn bên ven QL1A để di chuyển đi nơi khác. Theo một người dân, vài ngày trước họ thấy ôtô tải lớn đến bốc chở gỗ phi lao ở đây đi theo hướng ra bắc.

Thấy PV tiếp cận chụp ảnh, một người xưng cán bộ của Cty Grobest (trụ sở TPHCM) đến cản trở không cho vào khu vực rừng phi lao vừa chặt hạ. Một lúc sau, xuất hiện thêm 2 người đến xưng là cán bộ của Đồn Biên phòng Đèo Ngang mời về đồn làm việc, xuất trình giấy tờ. Lý do người này đưa ra là không được tự tiện vào xã biên giới. Nhóm PV yêu cầu chứng minh xã Kỳ Nam là xã biên giới, thì người này nói biên giới ven biển. Sau một lúc tranh luận, thấy đuối lý, người đàn ông đó và người xưng đại diện của Cty Grobest đành chấp nhận để nhóm PV tác nghiệp.

Bà Lê Thị Khoa (57 tuổi, trú thôn Minh Huệ) đang đi mót những nhánh phi lao nhỏ xíu sót lại trên một vùng rừng phi lao vừa bị đốn hạ về làm củi, bức xúc - cho biết, cánh rừng phi lao vừa bị chặt hạ này đã được thế hệ ông cha trồng cách nay khoảng 100 năm. Mục đích trồng để chắn sóng, chắn cát, mưa, bão che chở cho xóm làng. “Bình thường chúng tôi ra chặt cành nhỏ về làm củi đã bị công an xã phạt nặng. Thế mà giờ cho doanh nghiệp dùng cưa xăng cắt ngang gốc. Tới đây mưa bão về, chúng sẽ phải chống chọi thế nào - bà Khoa bức xúc. Không riêng gì bà Khoa, rất nhiều người dân khác đều bày tỏ bức xúc trước việc rừng phi lao ven biển của xã bị chặt hạ đe dọa đến an nguy của dân khi mưa bão về.

Bất chấp phản đối của dân

Ông Đặng Đình Dích - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Nam - cho biết, theo chủ trương của tỉnh, của BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, Cty Grobest được đồng ý cho thực hiện dự án nuôi tôm, cá bơn, cá mú với diện tích 159ha trên địa bàn xã Kỳ Nam. Trong đó, một phần đất có rừng phi lao ven biển. Với việc lấy đất có rừng phi lao, người dân và chính quyền xã đã phản đối rất mạnh. Xã yêu cầu giữ lại 30m rừng phi lao tính từ hành lang chắn sóng vào để bảo vệ dân cư. Tuy nhiên, trong ngày 17 - 18.7, khi xã đang tiếp xúc cử tri thì Cty Grobest tiến hành chặt rừng phi lao. Sự việc khiến người dân bức xúc ra ngăn cản. Ngay sau đó, xã đã ra kiểm tra và đình chỉ việc chặt cây vì đã chặt vi phạm vào phần yêu cầu giữ lại 30m tính từ hành lang chắn sóng.

“Hiện chúng tôi đã báo cáo lên thị xã về việc dân không đồng tình cho chặt rừng phi lao phòng hộ ven biển để thực hiện dự án. Chúng tôi cũng đề nghị kiên quyết không được phá rừng phòng hộ vì để chắn gió, bão. Nếu chặt sẽ ảnh hưởng đến toàn dân cư của xã, ảnh hưởng đến sản xuất”- ông Dích nói. Ngày 23.7, ông Bùi Văn Chuổng - PCT UBND xã Kỳ Nam - cho biết, qua kiểm tra, đã có gần 300 cây phi lao bị chặt hạ. “Chính quyền đang đau đầu đây, tiền vụ tôm năm 2014 của 90ha thu hồi đất ruộng chưa trả cho dân, nay lại lấy tiếp để nuôi tôm, nuôi cá. Muốn làm thì phải trừ rừng phi lao 30m từ hành lang chắn sóng vào, rồi đền bù xong chỗ hồ tôm nếu không sẽ không làm được với dân đâu” - ông Chuổng nói.

Báo Lao Động, 28/07/2015
Đăng ngày 29/07/2015
Trần Tuấn
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 23:17 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 23:17 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:17 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 23:17 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:17 16/04/2024