Tín hiệu lạc quan từ xuất khẩu thủy sản

Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh đạt 162,48 triệu USD, tăng 8,49% so với cùng kỳ năm 2014. Để đạt được kết quả này, các DN xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh đã không để mình bị phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào và tập trung chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

chế biến bạch tuộc tươi
Công nhân Công ty CP Chế biến XNK Thủy sản BR-VT thực hiện công đoạn đưa bạch tuộc tươi thành phẩm vào hệ thống cấp đông. Ảnh: GIA AN

Mở rộng thị trường

Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản (Baseafood) cho biết, trong 2 quý đầu năm, Baseafood xuất khẩu 3.000 tấn sản phẩm, đạt kim ngạch xuất khẩu 13 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014. Để có nguyên liệu hoạt động ổn trong những tháng còn lại của năm, Baseafood đã chủ động nguồn nguyên liệu, kể cả nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, Công ty đang cố gắng khai thác các thế mạnh như tự làm CO (chứng nhận nguồn gốc xuất xứ), chú trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, chế biến các sản phẩm đạt chuẩn về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của các nước. Cũng trong năm 2015, Công ty đầu tư 1 triệu USD để xây dựng xưởng sản xuất mới, mua sắm trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhất của châu Âu, nâng công suất tăng gấp rưỡi, chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng như cá nướng, cá tẩm bột, cắt lát với nguyên liệu nhập từ nước ngoài, xuất sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Dự kiến trong năm 2015, Baseafood cố gắng hoàn thành kế hoạch sản lượng xuất khẩu từ 8 đến 10 ngàn tấn sản phẩm, đạt kim ngạch từ 33 đến 35 triệu USD.

chế biên bạch tuộc
Chế biến bạch tuộc xuất khẩu tại Công ty Baseafood.

Ông Lê Văn Kháng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản & Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) cho biết, với sản phẩm đặc thù là chả cá surimi, mô phỏng sau surimi được chế biến theo hướng có lợi sức khỏe người tiêu dùng bằng cách bỏ xương, các tạp chất và chất gây dị ứng trong hải sản, không còn cholesterol. Các sản phẩm đã có mặt ở các nước EU, Hoa Kỳ và châu Á. Theo đơn đặt hàng các đối tác, trung bình mỗi tháng công ty phải xuất khẩu hơn 2.000 tấn surimi các loại. Riêng năm 2015, Công ty phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 14.000 tấn sản phẩm các loại với kim ngạch xuất khẩu 28 triệu USD. Để phát triển bền vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ngoài thị trường truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ… công ty đã chú trọng hơn đến một số thị trường mới, nhất là thị trường Pháp. “Một tín hiệu đáng mừng là lượng hàng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mô phỏng sau surimi đã tăng đáng kể. Nếu như năm 2013 chỉ xuất 510 tấn thì đến năm 2014 đã tăng lên 770 tấn, dự kiến năm 2015 sẽ xuất khẩu 1.200 tấn. Từ đầu năm đến nay, lượng hàng mô phỏng xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1,24 triệu USD. Hàng mô phỏng sau surimi làm ra không đủ giao cho khách hàng, vì vậy Coimex đã nhập thêm dây chuyền sản xuất để tăng công suất 5 tấn/ngày”- ông Lê Văn Kháng cho biết thêm.

công nhân chế biến
Công nhân Xí nghiệp Chế biến hải sản Phước Cơ (Công ty Coimex) thao tác trên dây chuyền hấp tôm sau surimi. Ảnh: GIA AN

Tập trung các sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Các DN xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh cho biết, xu hướng sản xuất sản phẩm chế biến sẵn, giá trị gia tăng (GTGT) ngày càng chiếm ưu thế và có vai trò dẫn dắt thị hiếu tiêu dùng trên quy mô toàn cầu. Đây là mục tiêu mà hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh đang hướng đến, qua đó đã tạo được sự tăng trưởng tốt cho xuất khẩu thủy sản. Theo ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty Baseafood, thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh chủ yếu tập trung vào các mặt hàng đã qua chế biến. Các sản phẩm xuất khẩu của Baseafood đều có giá trị gia tăng cao, điển hình như bạch tuộc luộc, tẩm bột; cá phi lê nướng… rất được khách hàng ưu thích tại các thị trường Nhật Bản, châu Âu, Nga và Mỹ.

Để tạo ra kim ngạch xuất khẩu như nhau, so với chế biến sản phẩm thô, việc chế biến sản phẩm tinh chế tiết kiệm được khoảng 40% lượng nguyên liệu, giá bán cao hơn 40 - 50%, nên lợi nhuận thu về cao hơn. Bên cạnh đó, sản xuất hàng tinh chế còn hạn chế được lượng chất thải nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Trong bối cảnh khó khăn về nguồn nguyên liệu ngày càng tăng, sự thu hẹp thị trường xuất khẩu là thách thức lớn… việc đẩy mạnh các sản phẩm GTGT là yêu cầu cấp thiết, không chỉ giúp DN vượt qua khó khăn trước mắt, mà còn là xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Trên thực tế, thị trường của sản phẩm thủy sản chế biến sẵn, GTGT cao được các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU rất ưa chuộng. Ông Lê Văn Kháng cho rằng, ngoài thú vui thưởng thức ẩm thực, người tiêu dùng chú trọng nhiều đến tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian, đồng thời bao gói tiện dụng cũng như trọng lượng vừa đủ khẩu phần ăn. Đặc biệt là bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm mô phỏng sau surimi xuất khẩu đang được xem là mặt hàng chiến lược của Coimex.

bà Dung
BÀ BÙI THỊ DUNG, GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG:

Các DN cần nghĩ đến những sản phẩm độc đáo, mới lạ

Những số liệu thống kê gần đây cho thấy, thị trường xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh ổn định. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu thủy sản đều có giá trị gia tăng cao nên đẩy kim ngạch tăng theo. Tuy nhiên, để giữ vững tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, thời gian tới, các DN cần nâng cao công nghệ chế biến, tạo ra sản phẩm độc đáo, mới lạ phục vụ khách hàng. Về phía Chính phủ, cần tạo điều kiện trợ vốn cho DN chế biến xuất khẩu thủy sản trong những dự án mở rộng và có tính khả thi; hỗ trợ ngư dân đóng thêm tàu với công suất lớn đi đánh bắt xa bờ.

Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 28/07/2015
Đăng ngày 30/07/2015
Bài, ảnh: SA HUỲNH
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:54 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:54 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:54 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:54 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:54 16/04/2024