Bình Định: Nuôi cá tự phát ở huyện Hoài Nhơn gây ô nhiễm môi trường

Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.

cá tràu nuôi bạt
Một ao nuôi cá tràu tự phát ở thôn Trung Hóa, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn.  - Trong ảnh: Ông Nguyễn Xuân, thôn Trung Hóa nuôi cá tràu tự phát trên diện tích đất vườn chưa được chuyển mục đích sử dụng đất.

Qua tìm hiểu, phong trào nuôi cá trên đất vườn hiện đang diễn ra rầm rộ và phổ biến ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Hoài Nhơn như thị trấn Tam Quan, xã Hoài Mỹ, xã Hoài Hải… Từ một vài hộ lẻ tẻ ban đầu, đến nay, toàn huyện có vài chục hộ nuôi. Người nuôi chỉ cần có diện tích đất vườn rộng là có thể cải tạo, trải bạt làm hồ nổi trên mặt đất nuôi cá; mỗi lứa nuôi kéo dài từ 5 - 8 tháng. Thế nhưng, việc nuôi tự phát ngay trong khu dân cư mang lại nhiều hệ lụy đáng báo động.

Đơn cử tại xã Tam Quan Nam có 6 hộ dân đào ao, lót bạt nuôi cá tràu tự phát. Mỗi nhà đào ít nhất 3 - 4 ao, có nhà 5 - 6 ao; mỗi ao có diện tích khoảng vài chục đến một trăm mét vuông, mật độ cá nuôi trong ao dày đặc. Điều đáng nói là tại các hộ nuôi cá này, không nhà nào có hệ thống xử lý chất thải. Các hộ nuôi cá xả chất thải từ ao cá như thức ăn thừa, phân cá ngay trong vườn nhà, chảy ra ngoài đường đi hoặc xả trực tiếp ra sông, gây mùi hôi tanh nồng nặc.

Tỉ như hộ ông Nguyễn Xuân (thôn Trung Hóa, xã Tam Quan Nam), để nuôi cá, ông đã đào cả thảy 5 ao ngay trong vườn nhà; sau đó, trải bạt làm hồ nổi để thả nuôi. Nước thải chưa qua xử lý từ 5 hồ cá này xả thẳng ra sông ở địa phương.

Trả lời câu hỏi việc nuôi cá ngay trong vườn nhà, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, liệu có gây ô nhiễm môi trường, ông Xuân nói vô tư: “Nước thải ở đây (hồ nuôi - PV) là chất thải sinh học, không có chất độc hại nào đâu. Hơn nữa, tôi nuôi cả năm nay, có ai nói gì đâu… Nếu có ô nhiễm chắc là mấy hồ nuôi dưới kia (thôn Trung Hóa-PV) thôi!”.

Một hộ dân ở thôn Trung Hóa, xã Tam Quan Nam, bức xúc: “Họ (người nuôi cá - PV) xả nước thải tràn lan, khiến các giếng nước bị nhiễm bẩn, có mùi hôi tanh. Đáng lo hơn, các hộ này khoan giếng sâu để bơm lấy nước nuôi cá làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều giếng ở đây luôn trong tình trạng cạn khô. Mùa mưa vừa qua, ruồi, muỗi phát sinh rất nhiều dễ dẫn đến dịch bệnh”.

Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quan Nam, cho biết: “Xã đã mời các hộ đào ao nuôi cá gây ô nhiễm môi trường tới làm việc và viết cam kết chấm dứt nuôi và tháo dọn hồ trả lại hiện trạng ban đầu trước ngày 31.12.2015. Trường hợp, các hộ dân này không chấp hành, địa phương buộc phải cưỡng chế, tháo dỡ và xử phạt vi phạm hành chính”.

Còn ông Phạm Văn Chung, Phó phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, nhìn nhận: “Ngoài những tác động xấu đến môi trường, việc các hộ nuôi cá tràu tự phát trên diện tích đất vườn chưa được chuyển mục đích sử dụng đất là hành vi vi phạm Luật Đất đai. Tất cả các trường hợp vi phạm, chúng tôi đều đã đi kiểm tra; hiện nay, chúng tôi đang cùng các đơn vị có liên quan lên danh sách, hoàn tất hồ sơ để trình Chủ tịch UBND huyện xem xét, để có hướng xử lý phù hợp”.

Về vấn đề này, ông Phạm Trương, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, khẳng định: “Việc nuôi cá tự phát trong vườn nhà gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường, như cạn kiệt nguồn nước ngầm, xả thải gây ô nhiễm môi trường sống trong khu dân cư... Vì vậy hiện nay, huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế, Phòng TN&MT phối hợp với các địa phương khẩn trương kiểm tra, xử lý”.

“Tình trạng người dân ở huyện Hoài Nhơn đào ao, trải bạt nuôi cá nước ngọt trong vườn là tự phát; đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu dân cư. Vì vậy, cơ quan hữu quan huyện Hoài Nhơn cần vào cuộc quyết liệt hơn để xử lý rốt ráo vấn đề này”.

Ông VÕ ÐÌNH TÂM - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sở NN&PTNT tỉnh

Báo Bình Định, 28/07/2015
Đăng ngày 30/07/2015
Trọng Lợi
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 23:56 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 23:56 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 23:56 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 23:56 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 23:56 28/03/2024