Hội thảo tiêu chí quy hoạch Trung tâm nghề cá lớn

Nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 và định hướng 2030 và thực hiện kế hoạch rà soát, điều chỉnh Quy hoạch cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, ngày 29/7/2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội thảo tiêu chí quy hoạch Trung tâm nghề cá lớn và triển khai thực hiện.

quy hoạch nghề cá

Tham dự Hội thảo có đại diện các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn phòng Chính phủ, đại diện Lãnh đạo UBND các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa–Vũng Tàu và Kiên Giang, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản và các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản. Thứ trưởng Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đã chủ trì Hội thảo.

Trong thời gian qua, ngành nông lâm ngư nghiệp đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đóng góp khoảng 19% GDP, trong đó kinh tế thủy sản đóng góp 30- 35%, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 – 10%/năm so với toàn ngành. Tuy nhiên, hiện trạng hạ tầng cơ sở cho phát triển thủy sản còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu phát triển của ngành theo hướng nâng cao giá trị giá tăng và bền cững, nhất là hạ tầng phục vụ khai thác hải sản. Dịch vụ hậu cần nghề cá còn thiếu và yếu, chưa hình thành được liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, tổn thất sau thu hoạch còn cao, giá trị gia tăng trong các sản phẩm thủy sản còn thấp. Cả nước hiện có 78 cảng cá, 46 bến cá đã đưa vào khai thác sử dụng, đáp ứng cho khoảng 82.000 tàu cá cập cảng, lượng hàng thủy sản qua cảng đạt khoảng 1,6 triệu tấn. 65 khu neo đậu tránh trú bão đã và đang được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều cảng cá/bến cá, khu neo đậu quá tải, xuống cấp, ô nhiễm môi trường, luồng lạch bị bồi lấp, không đáp ứng được yêu cầu thực tế của sản xuất.

Để phát triển ngành thủy sản bền vững, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, giảm tổn thất sau thu hoạch và gắn với tổ chức lại sản xuất trên biển hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác trên các vùng biển xa, Chiến lược Phát triển Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định quan điểm hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm. Để cụ thể hóa nội dung của Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản đã xác định 5 Trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm: Trung tâm nghề cá Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc bộ, Trung tâm nghề cá Đà Nẵng gắn với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa, Trung tâm nghề cá Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, Trung tâm nghề cá Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ và Trung tâm nghề cá Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ.

Để xây dựng Trung tâm nghề cá lớn đáp ứng yêu cầu cũng như tính thực tiễn cao khi đưa vào vận hành và sử dụng phục vụ chiến lược phát triển ngành, tại Hội thảo, Tổng cục Thủy sản đã trình bày dự thảo tiêu chí quy hoạch Trung tâm nghề cá lớn. Theo đó, Trung tâm nghề cá lớn là khu chức năng đặc thù bao gồm tổ hợp cảng cá được kết nối với hệ thống các hạ tầng kinh tế xã hội, dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiện đại có quy mô cấp quốc gia tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản. Thành phần chính của Trung tâm nghề cá lớn là cảng cá động lực. Về lựa chọn vị trí cảng cá động lực, dự thảo đã đưa ra các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, tiêu chí về đặc điểm vùng hấp dẫn của cảng cá động lực, quy mô và công năng hiện trạng của cảng cũng như tính đồng bộ với chiến lược, quy hoạch. Cảng cá động lực được lựa chọn phải gần ngư trường trọng điểm, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng cầu cảng, bãi hàng, khu neo đậu, tận dụng triệt để các tiền đề vật chất kỹ thuật nghề cá hiện hwux, giảm được chi phí nạo vét luồng khi xây dựng mới cũng như kinh phí duy tu bảo dưỡng trong quá trình khai thác, sử dụng sau đầu tư.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực xây dựng tiêu chí quy hoạch chi tiết Trung tâm nghề cá lớn, trong đó tập trung vào quy hoạch cảng cá động lực. Việc lựa chọn đúng vị trí cảng cá động lực là rất quan trọng, có khả năng thu hút tàu cá không chỉ trong tỉnh mà còn tàu cá của các địa phương khác, thậm chí cá tàu cá nước ngoài đến bốc dỡ hàng thủy sản. Quy mô cảng cũng cần có nghiên cứu thêm để xác định lượng hàng qua cảng tối thiểu cũng như diện tích của cảng động lực. Nhiều đại biểu cũng đề xuất nên có thêm tiêu chí về môi trường, xác định trách nhiệm quản lý đầu tư và sử dụng sau đầu tư giữa trung ương và địa phương cũng như cơ chế thu hút đầu tư.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã giao Tổng cục Thủy sản tiếp thu các ý kiến góp ý để sớm hoàng chỉnh dự thảo tiêu chi quy hoạch. Các địa phương cần rà soát kỹ để lựa chọn vị trí xây dựng cảng cá động lực phù hợp với chức năng, văn hóa, tập quán của ngư dân và đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng. Các trung tâm nghề cá lớn phải đáp ứng các tiêu chí về vị trí, chức năng nhiệm vụ, quy mô; trong đó lấy tiêu chí cảng cá động lực làm trọng tâm. Các tỉnh có Trung tâm nghề cá lớn cần sớm thực hiện quy hoạch chi tiết về cảng cá động lực. Từ đó, căn cứ vào sản lượng khai thác hàng năm và dự báo sản lượng trong tương lai để có cơ sở xác định tiêu quy mô và hạ tầng đầu tư trung tâm. Trung tâm nghề các lớn phải đáp ứng điều kiện về diện tích, cơ sở hạ tầng, điều kiện an toàn cho công tác bố trí neo đậu, tránh trú bão, bốc xếp hàng hóa để trong tương lai các trung tâm này phải có chức năng phục vụ, thu hút các tàu quốc tế đến trao đổi thương mại. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn phải gắn với các công trình phụ trợ như sản xuất chế biến, vận chuyển, tiêu thụ và phải có những giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư. Các trung tâm nghề cá hình thành phải đáp ứng yếu tố về môi trường, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng, không gây ô nhiễm. Tổng cục Thủy sản cần tham mưu đề xuất phân cấp quản lý đầu tư và sử dụng sau đầu tư đối với trung tâm nghề cá lớn giữa trung ương và địa phương để đảm bảo hiệu quả đầu tư  

Fistenet, 30/07/2015
Đăng ngày 01/08/2015
Văn Thọ
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:08 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:08 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:08 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 19:08 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:08 19/04/2024