9 mẫu cá tra thương phẩm bị nhiễm dư lượng chất cấm

Theo kết quả giám sát của Bộ NN&PTNN, có 9 mẫu cá tra thương phẩm trong tổng số 433 mẫu thủy sản nuôi bị nhiễm dư lượng chất cấm.

họp báo
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.

Chiều 30/7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức cuộc họp kiểm điểm công tác an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm nay, triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cập nhật phương pháp quản lý an toàn thực phẩm mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng là tiếp cận các nguy cơ có thể xảy ra mất an toàn thực phẩm, để từ đó triển khai các biện pháp ứng phó.

Báo cáo của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương tại cuộc họp cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành. Cả nước thành lập được hơn 20.000 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, phát hiện gần 70.000 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ gần 20% số cơ sở được kiểm tra. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn thực phẩm thời gian qua chưa có nhiều đột phá và kết quả đạt được chưa nổi bật. Nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm vẫn xảy ra, trong khi đó chỉ có gần 20% cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm bị xử lý. Việc tái kiểm ta các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản từng bị xếp loại C chưa được triển khai tích cực tại các địa phương nên 6 tháng qua, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương tái kiểm tra vẫn còn 36/52 cơ sở vẫn xếp loại C. Đặc biệt, theo kết quả giám sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 9 mẫu cá tra thương phẩm trong tổng số 433 mẫu thủy sản nuôi bị nhiễm dư lượng chất cấm.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện cho được việc tái kiểm tra 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản từng bị xếp loại C; nếu cơ sở nào không chuyển biến, phải đề nghị chấm dứt hoạt động. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cần được thực hiện quyết liệt hơn nữa, nhất là cần đẩy nhanh thí điểm thanh tra an toàn thực phẩm tại cấp cơ sở, tiến tới thực phẩm cung cấp cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương đương chất lượng xuất khẩu: “Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, vừa đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ về các văn bản pháp luật để việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phát huy hiệu quả nhất. Bên cạnh đó kiên trì vận động nhân dân thông qua các đoàn thể và phương tiện thông tin đại chúng. Điều quan trọng hiện nay mà bước đầu chúng ta đã tiếp cận là thiết lập lại hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm theo cách của các nước trên thế giới đang làm là tiếp cận các nguy cơ có thể xảy ra, tức là các mối nguy”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu các bộ ngành tiếp tục khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật an toàn thực phẩm. Cụ thể, đến nay, Bộ Công thương còn 1 văn bản chưa ban hành, Bộ Y tế còn 3 văn bản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 2 văn bản chưa ban hành./.

VOV, 30/07/2015
Đăng ngày 01/08/2015
Văn Hải
Chế biến

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:14 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:14 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:14 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:14 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:14 25/04/2024