Nỗi lo an toàn hồ đập trước sức mạnh của thiên nhiên

(Xây dựng) - Hàng năm, chính quyền các địa phương trên cả nước đã quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn cho hàng nghìn hồ đập thủy lợi, thủy điện trước mùa mưa lũ. Tuy nhiên, cứ mỗi năm lũ về, vẫn không tránh khỏi sự cố vỡ đập, rò rỉ đập, điều này vừa gây thiệt hại không nhỏ về người, tài sản và hoa màu; đồng thời, gây nên nỗi sợ hãi, hoang mang của người dân đối với “quả bom nước” trước cơn giận giữ của thiên nhiên. Biết khi nào, nỗi lo ấy mới có thể vơi?

đập thủy điện

Thiệt hại nặng dù đập lớn hay nhỏ

Hình ảnh mà người dân cả nước không khỏi lo lắng gần đây nhất chính là cơn mưa lớn kéo dài ngày 01/8/2015 đã khiến đập Huổi Củ (khối 1, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) vỡ tung, gây ra lũ quét tại thị trấn Tuần Giáo. Theo thông tin ban đầu, có khoảng 100 hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi trận lũ, trong đó nhiều hộ gia đình bị cuốn trôi toàn bộ tài sản, hoa màu, xe máy, xe đạp trôi ngổn ngang trên đường phố.

Sự cố vỡ đập thủy lợi, thủy điện có quy mô lớn nhỏ đã từng xảy ra trước đây tại nhiều tỉnh. Có thể kể như: Nước lớn đã phá vỡ đê phụ của đập thủy lợi Đầm Hà Động (xã Quảng Lợi, Đầm Hà, Quảng Ninh) khiến hơn 100 hộ dân thị trấn Đầm Hà ngập chìm trong biển nước vào 30/10/2014. Đập Khe Mơ (Hà Tĩnh) có trữ lượng gần 1 triệu m3 nước đã bị vỡ vào ngày 16/10/2010 khiến hàng chục héc-ta rau màu vụ đông và cây trồng khác bị hư hỏng.

Vào ngày 01/8/2014, đập thủy điện Ia Krel 2 (thuộc xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) cũng không chống cự được nước lũ và bị vỡ, gây thiệt hại lớn về hoa màu và tài sản của nông dân phía dưới hạ du… Đây chỉ là những ví dụ điển hình về sự cố vỡ đập gây chấn động cả nước trong thời gian qua. Con số này tuy không nhiều, nhưng mỗi lần xảy ra đã để lại thiệt hại không hề nhỏ về người và tài sản.

Nguyên nhân gây nên vỡ đập đã được cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra đầy đủ. Nhìn chung là do mưa lớn bất thường, lượng nước nhiều vượt quá tính toán; hoặc do chất lượng thi công công trình kém; hay chất lượng đập đã bị xuống cấp theo thời gian…

Quan tâm đến công tác duy tu, bảo trì

Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng đến tháng 7/2014, tổng số lượng hồ chứa đã tích nước có chiều cao đập từ 5m trở lên hoặc có dung tích hồ chứa từ 50.000 m­3 trở lên trên cả nước là 6.886 hồ chứa.

Một số địa phương có nhiều công trình thủy điện như Gia Lai: 31 công trình; Lào Cai: 21 công trình, Hà Giang: 21 công trình, Sơn La: 20 công trình,... Một số địa phương có nhiều công trình thủy lợi như Nghệ An: 625 công trình, Thanh Hóa: 610 công trình, Hòa Bình: 515 công trình, Tuyên Quang: 509 công trình, Đăk Lăk: 548 công trình...

Đối với các đập, hồ chứa thủy điện đã tích nước, qua báo cáo của Bộ Công thương và kết quả kiểm tra cho thấy cơ bản các đập thủy điện hiện tại đang vận hành an toàn, ổn định.

Tuy nhiên, ở một số công trình thủy điện vẫn còn tồn tại về chất lượng như hiện tượng sạt trượt mái đào, hiện tượng xói lở hạ lưu tràn, hiện tượng thấm tiềm ẩn rủi ro. Các hiện tượng này ở một số công trình thủy điện đã hoặc đang được chủ đập tổ chức khắc phục.

Đối với các đập, hồ chứa thủy lợi đã tích nước, qua báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy cơ bản các đập, hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và các đập, hồ chứa có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên được xây dựng hoặc sửa chữa, nâng cấp sau năm 2000 đang vận hành an toàn. Các hồ chứa còn lại chưa có số liệu thống kê về khả năng chống lũ, hầu hết được xây dựng từ những năm 2000 trở về trước nên khả năng chống lũ còn hạn chế.

Nhiều hồ chứa được xây dựng trước năm 2000 trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, năng lực các tổ chức thiết kế, thi công hạn chế, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được coi trọng, trải qua thời gian dài khai thác bị xuống cấp.

Mùa mưa bão thì đang đến gần, số lượng hồ đập cần phải duy tu, sửa chữa do hư hỏng, xuống cấp tại các địa phương còn khá lớn, đặc biệt là những hồ đập được xây dựng từ những năm 40 - 50 của thế kỷ trước (nhất là các hồ chứa nhỏ).

Do đó, các địa phương, đơn vị quản lý cần tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá cụ thể tất cả các hạng mục công trình để tập trung xử lý hư hỏng, đảm bảo an toàn cho công trình và người dân vùng hạ du.

lội dưới mưa

Đặc biệt là phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa cơ quan các cấp từ tỉnh, huyện, xã đối với công tác đảm bảo an toàn đập để tránh hiểm họa “quả bom nước” lại giáng xuống người dân trước cơn thịnh nộ của thiên tai.

Trong tổng số 6.886 hồ chứa đã tích nước thì số lượng hồ chứa thủy điện là 238 hồ (chiếm 3,5%) phân bố tại 29/63 địa phương trên cả nước; số lượng hồ chứa thủy lợi là 6.648 hồ (chiếm 96,5%, kể cả hồ chứa thủy lợi có công trình thủy điện) phân bố tại 45/63 địa phương trên cả nước.

Báo Xây Dựng, 03/08/2015
Đăng ngày 04/08/2015
Ngọc Hà
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 13:40 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 13:40 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:40 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 13:40 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:40 16/04/2024