Nuôi tôm ô nhiễm từ phá lên biển

Nuôi tôm ở những địa phương từ đầm phá lên đến biển ở TT- Huế đang đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

cào bùn
Vùng nuôi tôm cao triều Vĩnh Trị ô nhiễm trong việc xử lý nước hồ nuôi

Trong khi đó, sau một thời gian phơi hồ, xử lý hóa chất, các hộ dân lại bắt đầu bước vào mùa vụ mới như một “canh bạc” với trời…

Vùng nuôi tôm cao triều ở thôn Vĩnh Trị (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà), năm nay bà con nông dân đang “méo mặt” bởi một vụ mùa thất bát.

Ông Lê Xuân Hướng, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Dương cho biết, hệ thống xử lý nước thải chung tại vùng nuôi tôm cao triều ở Hải Dương và Quảng Công được xây dựng từ năm 2005. Cứ giữa hai ao diện tích 8.000 m2 thì có một ao ở giữa 200 m2 để bơm nước vào, xử lý hóa chất sau đó đưa nước vào hồ nuôi; giữa vùng nuôi gồm 8 ao cũng có một mương chung để đưa nước thải từ vùng nuôi ra ngoài. Thế nhưng, việc xả nước ra đầm phá và lấy nước vào nuôi tại chỗ đã làm cho nhiều diện tích nuôi tôm bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh tràn lan.

Đang lúi húi xả hồ, ông Võ Văn Hương, một hộ dân cho biết: “Vụ nuôi vừa qua do bị thất bát nên được địa phương cho chuyển đổi hồ 3.000 m2 tại vùng nuôi cao triều sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, nuôi gần 10 vạn con giống trong 2,5 tháng mà cũng chỉ thu non 1 tấn tôm nên chẳng lời lãi bao nhiêu. Nguyên nhân do tôm chậm lớn, kích thước nhỏ.”

Hộ ông Hương cũng như nhiều hộ nuôi tôm khác ở vùng cao triều Vĩnh Trị, khi súc hồ, xả nước, các hộ dân này không đưa vào hệ thống xử lý nước thải mà bơm thẳng ra những hồ tự nhiên bên cạnh cho nhanh. “Làm như thế không sợ dịch bệnh à?”- tôi hỏi. Ông Hương thú thật: “Hồ tự nhiên ni bơm ra rồi phơi, nó tự rút nước thôi (?!)”.

Đi lên vùng biển ở các xã Điền Hòa, Phong Hải (huyện Phong Điền), tình trạng nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường còn kinh khủng hơn. Vùng tôm tại thôn Thế Mỹ A (xã Điền Hòa), Hải Thế (xã Phong Hải), sau một thời gian phơi hồ do tôm mất mùa, giờ đang rục rịch bước vào vụ nuôi mới.

Từ trảng cát trên đồi cao chạy dọc ra phía biển là con mương “lộ thiên” xử lý nước thải của hàng trăm nhóm hộ nuôi tôm tại thôn Thế Mỹ A. Mương có chiều dài khoảng 500 m, rộng 3 m, không hề có lót bạt hay đúc bê tông mà chảy tràn ra giữa đất, tập trung ở một đường cống rồi chảy thẳng ra phía bờ biển.

Từ đường mương chảy ra cơ man nào là rác rưởi từ các vùng nuôi tôm đổ về; cả một vùng “sình lầy” trước đây vốn là cát nằm bên biển với màu nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nguồn nước này đang ngấm vào bờ cát rồi chảy thẳng ra biển. Tại thôn Hải Thế, dù đã có mương bằng bê tông để dẫn nước thải ra biển nhưng nhiều điểm chất lượng không đảm bảo. Nước từ vùng nuôi tôm đổ dồn về một cống thoát nước sau đó chảy thẳng ra vùng cát ven biển.


Nuôi tôm “đầu độc” vùng biển tại xã Điền Hòa

Đi ra vùng biển Phong Hải, nhiều nơi do nước tôm thải ra tạo nên những vùng sinh lầy, sặc mùi xú uế, hóa chất. Cạnh đó, những đường ống được các hộ dân dẫn nước ngược lại vào hồ nên gây nên tình trạng ô nhiễm vùng nuôi tôm. Ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết, toàn xã có 65 ha tôm thẻ chân trắng (theo quy hoạch sẽ có 163 ha). Tuy nhiên, do mùa vụ vừa qua giá tôm xuống thấp cộng với dịch bệnh môi trường, hiện nay các hộ dân chỉ mới thả “dè chừng” khoảng 1/3 diện tích.

Ghi nhận từ các địa phương Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền cho thấy việc nuôi tôm của bà con đang đứng trước những mùa vụ thất bát. Toàn xã Hải Dương có hơn 75 ha diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, riêng vùng tôm cao triều Vĩnh Trị có 36/38 ao (13,5 ha) tôm của hàng chục hộ dân bị dịch bệnh, nhiều hồ nuôi mất trắng.

Ông Lê Như Khoa, một hộ nuôi tôm cho biết: “Mùa vụ trước, tui nuôi 2 hồ 8.000 m2, tôm 2,5 tháng là có thể cho thu hoạch được, đạt 30 - 40 con/kg. Vừa qua, do môi trường thay đổi, tôm chậm lớn, sản lượng không đạt, chỉ 60 - 70 con/kg nên chỉ bán được giá thấp. Có hộ mất trắng sau thời gian 2 tháng nuôi, lỗ từ 40 - 50 triệu đồng/hồ”.

Xả thải vô tội vạ làm vùng nuôi tôm và nước biển xã Phong Hải ô nhiễm.

Tại xã Điền Hòa, ông Nguyễn Đăng Xuân, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: “Trên địa bàn xã có 20 ha tôm của các công ty và 9,7 ha của các nhóm hộ. Do vụ trước dịch bệnh nên đến nay các nhóm hộ chỉ mới đưa vào thả 50% diện tích. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm của công ty và nhóm hộ trên địa bàn xã đều chưa đảm bảo.”.

Nông Nghiệp Việt Nam, 07/08/2015
Đăng ngày 07/08/2015
Duy Phiên
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:33 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:33 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:33 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:33 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:33 25/04/2024