Nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau mô hình mới phát triển toàn diện

Nuôi tôm sinh thái tại Cà Mau mỗi năm cho thu nhập của các hộ gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng, mô hình này đã được sự quan tâm của các Sở ban ngành trong tỉnh.

nuôi tôm sinh thái
Người dân nuôi tôm sinh thái dưới tán là rừng ở Cà Mau cho thu nhập cao.

Vừa bảo vệ rừng vừa tăng thu nhập

Thực phẩm sạch đang là nhu cầu bức thiết hiện nay, do đó, con tôm sinh thái đang được nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường châu Âu đặc biệt quan tâm. Do vậy, thời gian qua nhiều doanh nghiệp và tổ chức trong, ngoài nước đã chọn rừng ngập mặn Cà Mau để triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm sinh thái.

Dẫn chúng tôi đi thăm chương trình trồng rừng và phát triển thủy sản dưới tán là rừng, anh Hùng- một cán bộ của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết rừng ngập mặn của Cà Mau chiếm 1/2 tổng diện tích rừng ngập măn cả nước, Cà Mau cũng là tỉnh chiếm 1/2 tổng diện tích nuôi trồng và ¼ tổng sản lượng tôm của cả nước. Thực tế, diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau đang bị thu hẹp do bà con không biết khai thác từ đất rừng.

Để thực hiện mục tiêu bảo vệ rừng, chống biến đổi khí hậu và giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn, Tổ chức phát triển Hà Lan SNV đang thực hiện một dự án ở tỉnh Cà Mau nhằm giúp người nuôi tôm nhận các chứng chỉ tôm sinh thái.

Được biết, đây là 1 dự án 4 năm được tài trợ bởi Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân CHLB Đức (BMU); mục tiêu, tạo vị thế bền vững hơn cho ngành tôm, tăng cường sức chống chịu của khu vực bờ biển trước biến đổi khí hậu.

Từ 10 năm nay, nuôi tôm sinh thái, nông – lâm kết hợp tại tỉnh Cà Mau cho hiệu quả rõ nét. Tôm sinh thái là cách gọi của chương trình phát triển lâu dài của Cà Mau, tôm giống được thả xuống các đầm vuông dưới tán lá rừng và sống tự nhiên, không phải thả thức ăn. Quy trình này chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hóa chất nên chi phí thấp hơn so với quy trình nuôi thông thường. Tôm sạch hoàn toàn vì thế có giá trị kinh tế rất cao.

Bà con được hỗ trợ kỹ thuật
Là một trong những hộ gia đình tiêu biểu thành công với mô hình nuôi tôm sinh thái, chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

Nuôi tôm sinh thái không phải cứ thả tôm là được, chị Ánh kể công việc cũng cần kỹ thuật và có hướng dẫn của các chuyên gia. Việc cải tạo đầm phải tuân thủ đúng quy trình và lịch thời vụ. Ðồng thời, đối với rừng, cần chặt tỉa dọn dẹp vệ sinh, giảm bớt độ che phủ để có ánh nắng tạo ô-xy cho tôm phát triển. Chọn con giống có nguồn gốc, trước khi thả nên xét nghiệm để bảo đảm cho vụ nuôi đạt hiệu quả. Trong quá trình nuôi nên thường xuyên kiểm tra sự phát triển của con tôm để có biện pháp xử lý kịp thời. Ðồng thời theo dõi độ pH, độ mặn trong vuông tôm để có cách xử lý phù hợp cho tôm phát triển nhanh”.

Khi mua tôm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cũng hướng dẫn bà con nông dân cần mua tôm giống chất lượng cao, mua ở các cơ sở uy tín đã được cơ quan chức năng thẩm định.

Nuôi tôm theo mô hình này tốt cho môi trường nếu có sự điều hòa giữa nuôi tôm và bảo vệ rừng, tạo ổn định và bền vững cho người nuôi, tôm nuôi cũng ít dịch bệnh hơn…
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, thời gian qua, mô hình này từng bước khẳng định tính bền vững. Từ diện tích chỉ hơn 1.000 ha, nay tăng lên trên 20.000 ha trong đó có 10.000 ha được chứng nhận tôm sinh thái.

Dẫn đầu là huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... Để phát triển hơn nữa mô hình này, các địa phương tổ chức nhiều hội thảo điển hình rút kinh nghiệm từng năm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tại hiện trường để người dân nắm bắt kinh nghiệm, kịp thời xử lý những rủi ro, nâng năng suất từ 250 kg/ha/năm lên đến 600 - 800 kg/ha/năm. Yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi tôm chính là diện tích nuôi hợp lý, mức độ nước vừa phải, không để nước quá cao làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái trong rừng.

Người dân đã được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú sinh thái kết hợp việc bảo vệ và trồng mới rừng. Để bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho người dân mà tán rừng vẫn được bảo vệ và phát triển.

Theo thống kê, năm 2014 tổng sản lượng thủy sản của Cà Mau đạt 490.000 tấn, vượt chỉ tiêu đề ra gần 20.000 tấn, tăng 10,3% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 150.000 tấn, tăng 12%; khai thác biển đạt 140.000 tấn, tăng 5% so cùng kỳ. Đây là sản lượng cao kỷ lục từ trước đến nay của tỉnh này. Sản lượng chế biến gần 180.000 tấn hàng thủy sản xuất khẩu, đáng chú là kim ngạch xuất khẩu năm 2014 của Cà Mau đạt 1,3 tỷ USD, tăng khoảng 200 triệu USD so năm trước.

Infonet, 14/08/2015
Đăng ngày 15/08/2015
Nhóm Phóng Viên
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 22:15 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 22:15 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:15 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 22:15 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:15 29/03/2024