Trần ai vay tiền đóng tàu

Ngân hàng nhận hồ sơ nhưng “ngâm” vài tháng vẫn không giải quyết. Quá vất vả, nhiều ngư dân xin rút hồ sơ và chuyển sang vay chủ nậu

trình bày vay vốn
Ngư dân Trần Công Sáu (tỉnh Quảng Nam) cho biết việc vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 hết sức nhiêu khê. Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Ngư dân Trần Công Tư (ngụ tỉnh Quảng Nam) cho biết ông là một trong những ngư dân đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam làm đơn xin vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 67). Tháng 9-2014, ông nhận được quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đủ điều kiện vay vốn đóng tàu câu mực. Để tiếp cận ngân hàng (NH), ông phải làm đầy đủ các hồ sơ như xây dựng phương án hoạt động sản xuất, chọn mẫu thiết kế, bản phê duyệt hồ sơ thiết kế và phải tìm người có bằng thợ máy, bằng lái tàu…

Đủ thứ khó

Mất vài tháng, ông Tư mới hoàn thành hồ sơ nhưng toàn bộ 21 mẫu thiết kế do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đưa ra đều không phù hợp với điều kiện đánh bắt truyền thống nên ông phải bỏ ra 24 triệu đồng thuê một doanh nghiệp thiết kế lại tàu. Thiết kế phải được Bộ NN-PTNT duyệt nên mất gần 3 tháng sau hồ sơ mới xong nhưng khi mang đến tỉnh nộp thì mới biết sai thông số so với phương án đã duyệt.

Ông Tư mang hồ sơ đến NH trình bày, mong được chấp thuận cho vay trước để đóng tàu và sẽ điều chỉnh thiết kế sau nhưng bị từ chối. Thế là sau gần một năm nhận quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam, ông Tư vẫn không vay được tiền. Quá bức bối, ông viết đơn xin trả lại quyết định vay vốn cho UBND tỉnh Quảng Nam, chấp nhận bỏ bản thiết kế trị giá 24 triệu đồng cùng bao nhiêu công sức ngược xuôi.

“Làm lại bản thiết kế mất vài tháng bởi phải được Bộ NN-PTNT duyệt nhưng không chắc có được NH đồng ý cho vay hay không nên tôi đành đi vay tiền từ Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam”- ông Tư nói.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và đại diện các NH vào chiều 13-8, nhiều ngư dân phản ánh việc vay vốn từ NH hết sức khó khăn. Nhiều NH nhận hồ sơ nhưng “ngâm” vài tháng vẫn không giải quyết.

Ngư dân Phan Thu (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) cho biết ông là một trong 2 ngư dân được vay vốn đóng tàu đầu tiên của Quảng Nam. Đến nay, tàu đã sắp hoàn thành nhưng không biết có lấy được tàu hay không vì NH chỉ giải ngân 90% vốn vay. Theo ông, Nghị định 67 có nêu “chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế GTGT của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên”. Căn cứ vào đó, NH chỉ giải ngân 90%, trong khi công ty đóng tàu lại tính cả 10% thuế GTGT cho ngư dân nên ông không biết phải làm thế nào.

Nhiều ngư dân khác cho biết họ đã làm hồ sơ đầy đủ  nhưng biết thông tin NH trừ số tiền thuế ra nên đành phải sửa hồ sơ, vay thêm 10% và chấp nhận chịu lãi để có tiền đóng tàu.

“Hiện hồ sơ vay vốn của tôi đã đủ nhưng chờ 4 tháng rồi mà NH vẫn không giải ngân. Khi tôi hỏi, họ nói không vướng gì nhưng bảo đợi. Đợi lâu quá nên tôi muốn chuyển qua NH khác để vay, họ lại nói không được” - ngư dân Võ Phước (ngụ TP Quảng Ngãi) phản ánh.

Tại tỉnh Nghệ An, anh Phạm Văn Mạnh (ngụ huyện Diễn Châu) bức xúc: “Có thông tin được hỗ trợ vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ, tôi cùng nhiều ngư dân rất vui nên liền làm hồ sơ đăng ký vay vốn đóng tàu vỏ sắt. Gần một năm hết chạy lên tỉnh, về huyện rồi đi ra các tỉnh, thành Nam Định, Hải Phòng học hỏi mô hình đóng tàu nhưng vẫn không vay được vốn”.

Theo anh Mạnh, ngư dân không tiếp cận được nguồn vốn là do các NH thương mại không mặn mà cho ngư dân vay. Anh làm hồ sơ và nộp 700 triệu đồng tiền vốn đối ứng cho NH NN-PTNT Chi nhánh Diễn Châu, chờ mấy tháng vẫn không duyệt nên đành rút hồ sơ và tiền về.

Vay chủ nậu có tiền liền

Tại Nghệ An, sau một năm triển khai Nghị định 67 đã có 847 hồ sơ đăng ký vay vốn, có 71 hồ sơ được duyệt nhưng đến tháng 8-2015 mới chỉ có 11 tàu vỏ gỗ được các NH giải ngân với số tiền 25 tỉ đồng. Tỉnh Hà Tĩnh được phân bổ đóng 29 tàu, trong đó kế hoạch năm 2015 đóng 20 tàu nhưng đến giữa tháng 8-2015 mới có 6 ngư dân đăng ký được phê duyệt.

Nhiều ngư dân cho biết do thủ tục quá rắc rối nên quyết định xin rút lui, vay ngoài. Lãi suất vốn vay theo Nghị định 67 không chênh lệch bao nhiêu so với tự huy động vốn. Có ngư dân phải cố bám vào Nghị định 67 để vay vì không vay được bên ngoài. Nếu vay của chủ nậu, đi biển về bán lại hải sản cho họ giá thấp hơn thị trường nhưng chừng 3-5 năm là có thể trả hết vốn vay. Bù lại, vay chủ nậu thì có tiền liền.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết các NH đã ký hợp đồng tín dụng với 11 chủ tàu có đủ điều kiện vay vốn ưu đãi ở tỉnh này. Tuy nhiên, tính đến tháng 7-2015, chỉ 5 tàu của ngư dân đăng ký đóng tàu được NH giải ngân với 19,2 tỉ đồng trên tổng số 45,4 tỉ đồng. Trong số 73 ngư dân đăng ký đóng tàu cá và được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt, hiện 25 ngư dân xin rút lui vì thủ tục vay vốn quá rắc rối.

Người lao động, 23/08/2015
Đăng ngày 26/08/2015
Trần Thường - Tử Trực - Đức Ngọc
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:10 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:10 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:10 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:10 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:10 25/04/2024