Sau năm 2015 xuất khẩu tôm mới tăng trưởng trở lại

Trong năm 2015 xuất khẩu tôm đối mặt với nhiều khó khăn và chỉ có thể tăng trưởng mạnh kể từ năm 2016, khi các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước bắt đầu có hiệu lực.

ngành tôm
Theo VASEP, trong bối cạnh hiện nay, ngành tôm muốn tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu phải dự vào thế mạnh của mình là con tôm sú. Ảnh: TL.

Đây là nhận định mà Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra ngày 24-8 tại hội thảo "Triển vọng ngành tôm" diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Thủy sản Việt Nam 2015 (VIETFISH 2015) tại TPHCM.

Theo VASEP, năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 96 thị trường, nhưng Mỹ, Nhật Bản, EU là ba thị trường quan trọng nhất. Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ nhất cho Nhật Bản, thứ ba cho thị trường Mỹ và thứ tư cho thị trường EU.

Tuy nhiên, bước qua năm 2015, những diễn biến thị trường đã khiến kim ngạch xuất khẩu tôm giảm mạnh. Số liệu của VASEP cho thấy, trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm hơn 50%; sang Nhật Bản giảm gần 19% và thị trường EU là hơn 14%, Trung Quốc là 28%, Hàn Quốc là hơn 17%.

VASEP cho rằng nếu tình hình thị trường không có dấu hiệu cải thiện, kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm chỉ khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ, giảm 17% so với năm 2014.

Theo VASEP, một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam bị giảm trong năm nay là do một thời gian dài đồng tiền Việt Nam bị neo với đô la Mỹ, trong khi đó các đồng tiền khác đã giảm giá, khiến giá tôm Việt Nam không cạnh tranh được với các nước.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường lớn giảm trong khi nguồn cung tăng nên tôm Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong khu vực châu Á và Nam Mỹ.

Tuy nhiên, về lâu dài, trong báo cáo gởi các đại biểu tham dự hội thảo, phía VASEP cho rằng xuất khẩu tôm của Việt Nam chỉ gặp khó khăn trong ngắn hạn còn về dài hạn vẫn có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, do hàng loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia đàm phán và sẽ sớm có hiệu lực như giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Việt Nam và EU… sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam nói chung, con tôm nói riêng.

Ngoài ra, do các thị trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm chế biến gia tăng, trong khi năng lực chế biến của Việt Nam tốt hơn các nước trong khu vực nên đây là một lợi thế cho xuất khẩu tôm trong những năm tới.

Ngoài ra, Việt Nam là nước sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới và được biết đến là nguồn cung cấp tôm cỡ lớn ổn định và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Vì thế, về lâu dài, xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn các nước sản xuất và xuất khẩu tôm ở khu vực châu Á và Nam Mỹ.

TBKTSG Online, 25/08/2015
Đăng ngày 26/08/2015
Ngọc Hùng
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:02 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:02 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:02 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 29/03/2024