Lặn biển ngắm san hô tại Đà Nẵng

Từ cầu cảng của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II chỉ mất khoảng 5 phút để đi canô ra khu vực Hòn Sụp.

ngắm san hô
Du khách Hàn Quốc trải nghiệm lặn snorkeling ở khu vực Bãi Nam, bán đảo Sơn Trà - Ảnh: T.D

Đây là 1 trong 5 vị trí tập trung các vỉa san hô sống, đa dạng về chủng loại nằm quanh bán đảo Sơn Trà (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).

Theo đánh giá của các chuyên gia Viện Hải dương học Nha Trang thì san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà không thua kém san hô ở Nha Trang hay Cù Lao Chàm cả về mức độ đa dạng lẫn chỉ số sinh tồn. Khu vực này tập trung hơn 100 ha rạn san hô các loại, hơn 26 ha các thảm rong biển và 10 ha thảm cỏ biển. Các hệ sinh thái này phân bổ chủ yếu ở khu vực Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hục Lỡ, Vũng Đá vùng phía nam bán đảo Sơn Trà. San hô ở độ sâu từ 7-10 m thích hợp với dịch vụ lặn sâu (lặn diving) hơn là lặn nông bằng ống thở (lặn snorkeling).

Tour lặn diving ngắm san hô tại khu vực Hòn Sụp đã được khai thác nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên, dịch vụ này đòi hỏi người tham gia phải có kỹ thuật lặn cơ bản. Muốn trải nghiệm lặn nông bằng ống thở (lặn snorkeling) thì từ Hòn Sụp ra khu vực Bãi Nam, cũng chỉ mất chừng 5 phút. Lặn nông phổ biến hơn và dễ dàng hơn đối với du khách, không phân biệt thể trạng, độ tuổi, chỉ cần trang bị áo phao, ống thở, được hướng dẫn bơi vào khu vực có các vỉa san hô, và lặn trải nghiệm.

Để đa dạng hóa các dịch vụ, tăng trải nghiệm cho du khách, đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến các vỉa san hô, từ tháng 8.2015, tại Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng thúng đáy kính (bằng chất liệu composite, đáy kính được gia công cường lực) phục vụ du khách ngắm san hô và các thảm thực vật, sinh vật biển...

Hiện BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động bảo vệ vùng san hô. Cụ thể, sẽ thả phao quanh khu vực bảo vệ để hạn chế tàu thuyền đi vào khu vực bảo tồn. Phối kết hợp kiểm tra an ninh, vệ sinh môi trường, tuyến điểm du lịch, kết hợp tuần tra bảo vệ san hô. Sử dụng thuyền thúng, dùng còi nhắc nhở du khách khi vào vùng san hô để tránh tình trạng khách đạp phải san hô, và tuyệt đối cấm xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến hệ sinh thái của động thực vật nơi đây.

Ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết: “Hiện đơn vị quản lý 5 doanh nghiệp là Furama, Sông Hội, Bãi Rạng Xanh, DNOC VINA, Hoàng Long Yến và 7 cá nhân khai thác các tour chính là lặn ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân, thể thao biển với 20 phương tiện được cấp phép. Các doanh nghiệp này cũng phối hợp với Đội bảo vệ nguồn lợi thủy sản P.Thọ Quang thành lập những Tổ cộng đồng bảo vệ san hô, triển khai nhiều hoạt động tích cực và thiết thực góp phần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên biển vô giá này”.

Báo Thanh Niên, 26/08/2015
Đăng ngày 27/08/2015
An Dy
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:13 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:13 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:13 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:13 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:13 25/04/2024