Làm gì giàu nhanh ở vùng nhiễm mặn?

Với mô hình lúa - tôm, nuôi cá chình và cá bống tượng, nhiều nông dân tại các vùng quanh năm bị nhiễm mặn ở ĐBSCL thắng lớn...

trại cá chình giống
Nhân viên trại cá chình giống Hoàng Thông kiểm tra cá giống được ươm trong bể ximăng - Ảnh: TÙNG LÂM

Với mô hình lúa - tôm, nuôi cá chình và cá bống tượng - hai loại cá sống tốt trong môi trường nước mặn, nhiều nông dân tại các vùng quanh năm bị nhiễm mặn ở ĐBSCL không những giữ được nghề trồng lúa mà còn làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình.

Bộ NN&PTNT xác định đây chính là những mô hình chiến lược, bền vững tại vùng ĐBSCL trong tương lai gần, vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa giúp nông dân sống tốt với nghề trồng lúa.

Quay về với lúa mùa nổi

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang mới xây dựng trị giá hơn 700 triệu đồng, anh Lê Văn Nhỏ (xã Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu) cho biết là nhờ “lúa - tôm”. Gia đình anh Nhỏ có 3,2ha đất trồng lúa. Vụ vừa rồi anh trúng mùa với 10 tấn/ha, trừ chi phí anh còn lãi 80 triệu đồng, chưa kể 200 triệu đồng tiền lãi thu được từ tôm sú nuôi trên ruộng lúa. “Đây là năm thứ năm liên tiếp gia đình tôi trúng cả lúa lẫn tôm” - anh Nhỏ cho hay.

Không chỉ anh Nhỏ, đa số người dân trong khu vực này canh tác theo mô hình lúa - tôm đều có cuộc sống khá giả. Theo ông Dương Văn Núi - trưởng ấp Phước Thạnh, xã Phước Long, hiện 70% hộ dân trong ấp đã có nhà cửa khang trang nhờ mô hình lúa - tôm.

Còn chủ tịch UBND xã Dương Quốc Trung phấn khởi: “Cách đây năm năm xã tui có hơn 14% hộ nghèo, giờ chỉ còn hơn 4% nhờ mô hình lúa - tôm. Toàn xã có tới 4.700ha đất sản xuất theo mô hình này. Năng suất lúa đạt 
6 - 10 tấn/ha, còn tôm đạt từ 120 kg/ha trở lên”.

Tương tự, người dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cũng đang làm giàu từ mô hình lúa - tôm. Anh Nguyễn Hoàng Vũ (xã Vĩnh Lộc) cho biết mỗi vụ thu được gần 100 triệu đồng/ha lúa - tôm, trừ chi phí còn lãi gần 70 triệu đồng.

Theo ông Võ Văn Út - bí thư Huyện ủy Hồng Dân, huyện có hơn 100 người thu nhập hơn 1 tỉ đồng/năm từ mô hình lúa - tôm, còn số người thu vài trăm triệu đồng/vụ nhiều vô kể. Mô hình lúa - tôm không chỉ giúp nông dân bám ruộng mà còn làm giàu nhờ ruộng... bị nhiễm mặn!

Trong khi đó, nhiều nông dân vùng lũ tại ĐBSCL cũng quay về với giống lúa mùa nổi. Ông Nguyễn Văn Nào (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang) cho biết khi nước trên thượng nguồn sông Mekong đổ về, hầu hết loại cây trồng đều không thể sống trong nước ngập, nhưng lúa mùa nổi thì khác.

Nước nổi tới đâu, thân lúa lại vươn dài tới đó. Khi nước rút, thân lúa hạ theo và nằm sát đất. Khi đó, ngọn lúa mới vươn thẳng lên để trổ đòng. Khi đồng ruộng đã khô vào những ngày giáp tết cũng là lúc người dân thu hoạch lúa mùa nổi. “Làm lúa mùa nổi nhàn lắm, chỉ cần gieo hạt xuống đất rồi để mặc cho chúng phát triển đến khi thu hoạch thì thôi” - ông Nào cho biết.

Theo anh Nguyễn Văn Ràng - cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Phước, do bị chuột phá hoại nên lúa mùa nổi chỉ đạt năng suất 
1,5 - 2 tấn/ha, bằng 1/4 so với trồng lúa cao sản. Nhưng ngược lại giá bán loại lúa này khá cao và được các doanh nghiệp bao tiêu hết.

“Mùa năm ngoái, các công ty mua lúa mùa nổi tại nhà của nông dân với giá 12.000 đồng/kg, cao gấp hơn hai lần so với lúa thường” - anh Ràng cho biết.

Ông Lê Thanh Phong, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (ĐH An Giang), cho biết trong khi các thửa ruộng lúa cao sản sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu hóa học khiến tôm, cá không sống nổi thì tại vùng lúa mùa nổi có rất nhiều cá theo dòng nước về sinh sôi, nảy nở. Do đó ngoài nguồn thu từ lúa, người dân còn có thêm nguồn lợi từ hải sản tự nhiên.

kiểm tra lúa
Ông Nguyễn Trung Hiếu (phải) - phó Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, Bạc Liêu - kiểm tra giống lúa một bụi trên địa bàn - Ảnh: V.TR.

Đổi đời với nghề 
nuôi cá chình

Nhiều hộ dân tại Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã đổi đời nhờ nghề nuôi cá chình theo mô hình quảng canh cải tiến. Anh Nguyễn Hoàng Vũ (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) cho biết cá chình rất dễ nuôi, nước mặn cỡ 10%o cá vẫn sống tốt và càng ít bệnh.

Sau thời gian 18 tháng, cá chình có thể đạt 2 kg/con với giá bán gần 1 triệu đồng. Do thả nuôi xen kẽ nhiều lứa trong ao nên anh Vũ có cá thu hoạch bán thường xuyên.

“Trung bình mỗi năm tôi bán được 1 tấn cá, được hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra còn được gần 100 triệu đồng từ lúa và tôm” - anh Vũ cho biết.

Anh Nguyễn Văn Hữu (xã Vĩnh Lộc, Hồng Dân) cũng cho biết vừa thu hoạch đợt đầu tiên 400 con cá chình, bán được gần 300 triệu đồng. Hiện dưới ao còn hơn 500 con sẽ thu hoạch trong một vài tháng tới.

“Nuôi cá chình khỏe mà lời nhiều hơn các loài cá khác. Tui thấy những người nuôi lâu năm ở đây ai cũng giàu lên rất nhanh vì ít nhất cũng lời 100%” - anh Hữu nói. Theo anh Hữu, chi phí đầu tư ban đầu nuôi cá chình không lớn, trong khi loài cá rô phi làm thức ăn cho cá chình nhiều vô kể, giá chỉ khoảng 7.000 đồng/kg.

Theo ông Út Nhỏ - chủ trại cá chình Hoàng Thông ở thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu), cá chình rất khó sinh sản nhân tạo nên nguồn cung ít. Trước đây nguồn con giống chủ yếu mua từ miền Trung, do người dân bắt cá con bán.

Sau nhiều năm thử nghiệm, ông Út Nhỏ cho biết trại này đã ươm thành công giống cá chình đen Philippines, Đài Loan và cá chình bông VN, tỉ lệ hao hụt không đáng kể. Ngoài việc ươm cá giống cung cấp cho người dân các tỉnh ĐBSCL, trại cá chình này còn tổ chức nuôi cá thương phẩm quy mô lớn bằng kỹ thuật tiên tiến.

“Cá chình Nhật Bản rất ngon, giá cao nhưng chúng tôi chưa dám nuôi vì giá cá giống rất đắt. 1kg cá chình giống khoảng 5.000 con giá 21.000 USD. Cá chình Nhật nuôi dễ hơn cá chình bông VN, nhưng khó bán vì giá rất cao. Trong khi đầu ra của cá chình VN đã có, chỉ cần nuôi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nông dân làm giàu được rồi” - ông Út Nhỏ nói.

Anh Phạm Văn Trung (chủ một nhà hàng ở Q.1, TP.HCM) cho biết cá chình là một đặc sản không thể thiếu tại nhà hàng của anh, bởi phần lớn thực khách là người Nhật và Hàn Quốc, Trung Quốc rất thích ăn cá chình. Nguồn cá chình tại nhà hàng anh Trung chủ yếu mua từ trang trại Hoàng Thông.

Theo anh Trung, cơ hội xuất khẩu cá chình VN sẽ rất lớn nếu nuôi công nghiệp, giảm giá thành. Hiện nay giá cá chình VN vào khoảng 450.000 đồng/kg, quá cao so với cá chình Philippines và Indonesia (khoảng 300.000 đồng/kg).

“Nếu nuôi được cá chình Nhật Bản xuất khẩu càng tốt vì người Nhật rất thích ăn cá chình bản xứ. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là giá cá chình giống Nhật Bản rất cao, khoảng 100.000 đồng/con” - anh Trung nói.

Cá chình là loài cá quý hiếm trong Sách đỏ VN. Cá có thịt thơm, ngon và còn được xem là vị thuốc do hàm lượng đạm cao hơn thịt bò, thịt heo và trứng gà. Người Nhật ví cá chình là “sâm động vật”, còn người Trung Quốc xem cá chình như một loại “nhân sâm dưới nước” có tác dụng bồi bổ cơ thể.

Cá này sống được ở môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Thông thường cá sinh trưởng ở vùng nước ngọt, nước lợ, nhưng khi sinh sản thì tìm về biển.

Báo Tuổi Trẻ, 27/08/2015
Đăng ngày 28/08/2015
VÂN TRƯỜNG - TRẦN MẠNH (vantruong@tuoitre.com.vn)
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 01:55 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 01:55 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 01:55 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 01:55 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 01:55 19/04/2024