Xã nghèo ôm nợ hàng trăm tỷ đồng

Từng được xem là địa phương phát triển kinh tế năng động nhất huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), chỉ sau vài vụ nuôi tôm, hơn 1/3 số hộ dân ở xã Hải Ninh, từ chỗ có của ăn của để, nay ôm nợ hàng trăm tỷ đồng, nhiều nhà phải tha hương trốn nợ.

hộ dân nghèo
Nhiều hộ dân ở xã Hải Ninh bỏ nhà tha hương để trốn nợ

Xơ xác vì nuôi tôm

Trong căn nhà trống hoác, ông Mai Văn Bủng ở thôn Tân Hải, xã Hải Ninh buồn bã kể: Năm 2013, thấy người ta nuôi tôm trúng đậm, ông và em trai Mai Văn Mưu gom hết tiền tiết kiệm và thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng để đầu tư nuôi tôm. Vụ đầu tiên trúng đậm, trừ chi phí, anh em ông Bủng còn lãi 1,5 tỷ đồng.

Thấy nuôi tôm trúng lớn, anh em ông Bủng quyết định vào tận xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) thuê thêm 3 ha hồ nuôi hi vọng đánh quả lớn. Tưởng sau canh bạc này, 2 anh em ông sẽ thành tỷ phú, ai ngờ cả 3 hồ tôm đang yên lành, sắp đến ngày thu hoạch bỗng tôm nổi lên mặt nước rồi chết đỏ hồ.

Không chỉ gia đình ông Bủng, nhiều hộ nuôi tôm xung quanh cũng gặp chung cảnh ngộ, sau một đêm, tôm chết đỏ hồ. “Từ giấc mơ sẽ đổi đời nhờ nuôi tôm, chúng tôi bắt đầu ôm cục nợ ngày càng lớn thêm. Như hai anh em tui đây, nợ ngân hàng hơn 1 tỷ, nợ ngoài 2 tỷ nữa, giờ hết vốn chỉ biết ngồi bó gối nhìn cục nợ ngày càng to thêm” - ông Bủng kể.

Anh em ông Bủng là một trong 400 hộ ở xã Hải Ninh tham gia phong trào nuôi tôm trên cát.

Cách đây vài năm, xã Hải Ninh được đánh giá là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế của huyện Quảng Ninh. Người dân Hải Ninh, ngoài truyền thống đánh bắt hải sản gần bờ, họ còn có nghề làm khoai deo nổi tiếng cả nước.

Năm 2012, một số hộ dân xã Hải Ninh đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Những vụ đầu, nhờ thời tiết thuận lợi, môi trường nước chưa bị ô nhiễm, những người nuôi tôm bỗng chốc thành tỷ phú. Chỉ cần 1 ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi vụ cũng thu lãi từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng.

Thấy nuôi tôm nhanh đổi đời, năm 2013, người dân Hải Ninh ào ào bỏ nghề cũ lao vào nuôi tôm. Địa phương hết đất, họ vào huyện Lệ Thủy, ra huyện Bố Trạch, thậm chí vào đến Quảng Trị để thuê đất nuôi tôm. Thời điểm đó, toàn xã Hải Ninh có hơn 400 hộ đầu tư nuôi tôm.

Do không có kỹ thuật mà chỉ học lỏm nhau nghề nuôi tôm, hoặc qua hướng dẫn của cán bộ thị trường của các hãng thức ăn, người dân Hải Ninh đã phải trả giá đắt, mà theo cách nói của ông Trương Văn Liêu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh là “không có gì bù đắp nổi”.

Để có vốn nuôi tôm, ngoài số tiền dành dụm được qua bao năm đi biển, buôn bán hải sản, làm khoai deo…hầu hết người dân Hải Ninh đều phải thế chấp hết sổ đỏ, nhà cửa vào ngân hàng để vay tiền…

Xã Hải Ninh từ chỗ sầm uất là vậy, trên bến dưới thuyền cá tôm đầy ắp, mùi khoai deo thơm nồng làng trên, xóm dưới, nay tiêu điều, xơ xác.

Chỉ có thể lấy tôm mà gỡ!

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Hải Ninh, số tiền mà người nuôi tôm ở địa phương nợ ngân hàng lên đến 151 tỷ đồng. Trong danh sách 328 hộ nuôi tôm còn lại của xã Hải Ninh, tất cả đều mang nợ ngân hàng, hộ ít nhất cũng đã 200 triệu, hộ nhiều nhất lên tới 3 tỷ đồng. Theo ông Chủ tịch UBND xã Hải Ninh, con số này sẽ tăng thêm trong năm nay vì nhiều hộ chưa dừng lại mà vẫn tiếp tục lao vào con tôm với hy vọng gỡ gạc phần nào.

Về xã Hải Ninh gặp những người nuôi tôm, mặc dù đang ôm cả đống nợ nhưng ai cũng mong muốn được tiếp tục nuôi tôm. Điều đáng lo, đa số họ không nhận ra nguyên nhân thua lỗ là do kỹ thuật nuôi, mà một mực cho rằng vì thời tiết không thuận lợi. Họ khẳng định “thua tôm chỉ có thể lấy tôm mà gỡ” chứ không một nghề gì có thể bù đắp cho món nợ do con tôm gây ra.

Chúng tôi vào trang trại nuôi tôm của Hoàng Viết Lý, được xem là lớn nhất xã Hải Ninh. Dù đang vào vụ nhưng khuôn viên vắng ngơ vắng ngắt. Gọi mãi, mới có một người đàn ông đen nhẻm thất thểu từ nhà bước ra. Ông nói người làm công bỏ về hết, giờ chỉ còn mình ông. Ông ở thành phố Đồng Hới lên đây đầu tư nuôi tôm và là một trong những người mở đầu cho phong trào nuôi tôm ở Hải Ninh. Cách đây 5 năm, ông thuê 8 ha đất cát ven biển, cải tạo 4 ha để nuôi tôm. Khoảng 2 năm đầu ông trúng đậm, nhưng mấy năm lại đây ông thua lỗ triền miên. Đến nay, ông đang ôm cục nợ lên đến 7 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, ông vẫn rất tự tin vào con tôm: “Nói thật chỉ cần trúng một đến hai vụ là gỡ được vốn ngay ấy mà. Lỡ rồi phải lần thôi, nếu dừng biết lấy chi mà trả nợ đây”.

Theo ông Hoàng Minh Đoàn, cán bộ nông lâm ngư của xã Hải Ninh, trên thực tế hầu hết các hộ nuôi tôm đều không có kỹ thuật. Mặc dù xã đã khuyến cáo không nên ồ ạt nuôi tôm và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nhưng người dân phớt lờ.

“Xã đã khuyến cáo rất nhiều, thậm chí không cấp thêm đất để hạn chế nuôi tôm nhưng người dân không chịu nghe, còn đi thuê đất ở ngoài để nuôi. Xã có gần 1.200 hộ, thì có đến gần 400 hộ ôm nợ, mà trước đây họ là những hộ khá giả nhất xã. Nuôi tôm tự phát đã kéo sụt kinh tế của xã ghê gớm. Với những món nợ mà hàng trăm hộ dân ở Hải Ninh đang mắc phải thì sắp tới chắc chắn số hộ nghèo ở Hải Ninh sẽ tăng lên đột biến”. Ông Trương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh.

Báo Tiền Phong, 27/08/2015
Đăng ngày 28/08/2015
Hoàng Nam
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 08:16 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 08:16 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 08:16 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:16 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 08:16 24/04/2024