Sớm chấm dứt nạn tranh cướp nghêu ở Bạc Liêu

Nhiều năm qua, tình trạng tranh cướp khai thác nghêu xảy ra thường xuyên tại ven biển hai huyện Đông Hải và Hòa Bình (Bạc Liêu). Những ngày gần đây, mỗi ngày có 500 đến 600 người, có ngày lên đến gần 1.000 người kéo về các bãi nghêu ở xã Long Điền Đông (Đông Hải) để khai thác, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ, chính quyền địa phương. Trong lúc tranh cướp và xô xát đã có một số người bị thương, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu…

bãi nuôi nghêu
Ảnh minh họa: Internet

"Thoải mái" tranh cướp nghêu

Bạc Liêu có 56 km bờ biển, từ xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu) đến các xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình); xã Long Điền Đông, Long Điền và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải). Nhiều người dân ven biển cho biết, theo “quy định bất thành văn” thì từ nhiều năm nay, người dân được mưu sinh trong phạm vi 3 km từ bờ biển qua khỏi rừng phòng hộ, qua bãi bồi. Hàng trăm hộ nghèo ven biển của tỉnh từ nhiều năm nay chủ yếu sống nhờ vào việc mò cua, nghêu, sò huyết, cá tôm thiên nhiên…

Chủ tịch UBND xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải) Lê Văn Sáu cho biết: Xã có gần 8 km bờ biển; khoảng 1.000 người thuộc diện hộ nghèo. Trong số đó có khá đông người nghèo sống ven biển, hàng chục năm nay mưu sinh bằng nghề mò cua, bắt ốc, bắt nghêu, đặt cá, tôm... Đáng lưu ý, trong số những người tràn vào tranh cướp nghêu những ngày vừa qua không phải gia đình nào cũng thuộc diện hộ nghèo, thực tế có cả những hộ khá giả tham gia.

Đến hiện trường vụ việc tìm hiểu tình hình, chúng tôi được biết, đỉnh điểm lộn xộn, phức tạp nhất từ đầu năm đến nay là những ngày giữa tháng tám vừa qua, tại ven biển xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải), mỗi ngày có từ 500 đến gần 1.000 người ở khắp nơi kéo đến bãi nghêu khai thác, tranh cướp, bất chấp sự ngăn chặn quyết liệt của lực lượng bảo vệ, chính quyền địa phương. Không chỉ tranh cướp, vụ ẩu đả đã xảy ra làm cho một số người bị thương, một số người ngất xỉu, trong đó nặng nhất là anh Lê Văn Nhanh, bảo vệ bãi nghêu ven biển xã Long Điền Đông bị nhiều người dân dùng gậy gộc, cây sắt đánh bị thương nặng phải chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh…

Đâu là nguyên nhân?

Theo nhiều cán bộ, người dân ở đây, nguyên nhân là do việc buông lỏng quản lý tài nguyên, thiếu tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể là UBND xã Long Điền Đông và UBND huyện Đông Hải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu chưa thật sự vào cuộc.

Đến nơi xảy ra vụ việc tranh cướp nghêu dẫn đến xô xát nêu trên, chúng tôi được một số cán bộ ấp, xã và nhân dân cho biết: Bãi nghêu ven biển thuộc ấp Cái Cùng do UBND xã Long Điền Đông quản lý, được anh Lê Vinh Phát, người thuộc xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) nhận thuê đất để nuôi nghêu, với diện tích gần 300 ha từ năm 2013 đến nay. Do UBND xã cho người ở nơi khác đến thuê và quản lý bãi nghêu, nên người dân tại đây không được khai thác bãi nghêu này, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt và “xung đột lợi ích”. Theo nhiều cán bộ ngành chức năng của huyện và tỉnh, đúng ra, UBND xã Long Điền Đông không có thẩm quyền cho các hộ tư nhân hợp đồng nhận thuê đất ven biển để sản xuất, nuôi trồng thủy - hải sản…

Đáng lưu ý, cũng tại cửa biển Cái Cùng, một bên thuộc địa phận xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), một bên thuộc xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải), thì các bãi nghêu phía xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) đã được quy hoạch và tổ chức giao cho một số hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu quản lý, nên người dân nghèo chỉ còn kiếm ăn bên vùng bãi biển của xã Long Điền Đông.

“Năm 2013, UBND xã Long Điền Đông giao cho ông Lê Vinh Phát quản lý. Ông Phát đã rào lại một vùng bãi biển rộng khoảng hơn 300 ha để nuôi nghêu. Trước đây tụi tui tự do khai thác bãi nghêu này để kiếm sống qua ngày. Nay bỗng dưng chính quyền xã cho người ở huyện khác đến thuê đất, đồng thời lấn chiếm dần bãi nghêu rộng lớn, bít hết đường sống của hàng trăm hộ dân nghèo. Tụi tui cũng biết xông vào bắt nghêu của người khác nuôi là không đúng. Nhưng bãi biển này từ xưa đến nay không của riêng ai, nhất là nghèo đói quá, không đất sản xuất, không nhà cửa, không vốn liếng sản xuất, nên tụi tui không biết làm cách nào khác là vô đây bắt nghêu sống qua ngày...”, một số người dân ven biển của xã "hồn nhiên" giãi bày.

Cần giải pháp đồng bộ, tích cực

Trao đổi ý kiến với phóng viên Báo Nhân Dân, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải Bùi Minh Túy cho biết, tình trạng tranh cướp nghêu ở vùng ven biển của huyện từ nhiều năm nay diễn ra thường xuyên, rất lộn xộn, phức tạp… Bởi vì bãi nghêu ven biển của huyện chủ yếu từ thiên nhiên, nhiều người dân, nhất là những người nghèo từ các nơi khác đến khai thác. Trước đây, UBND huyện cũng đã chỉ đạo tổ chức thành lập một số HTX nuôi nghêu. Tuy nhiên, do bà con hầu hết là hộ nghèo, thiếu vốn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất; đặc biệt là các hộ nghèo từ trước đến nay chỉ quen làm ăn theo kiểu tự phát, cho nên một số HTX mặc dù đã được thành lập, chính quyền huyện hỗ trợ vốn, hướng dẫn cách làm ăn, nhưng hầu hết bà con không chịu vào, dẫn đến HTX tự tan rã…

Trong khi đó, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tại cửa biển Cái Cùng, bên thuộc xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), trong những năm qua cũng thường xuyên xảy ra tình trạng tranh cướp nghêu, nhiều vụ dẫn đến ẩu đả, đổ máu Song, thời gian gần đây, Huyện ủy, UBND huyện Hòa Bình đã rất quan tâm, chỉ đạo thành lập các HTX nuôi nghêu. Theo đó, huyện hỗ trợ vốn và các mặt; đồng thời tổ chức vận động, thuyết phục các hộ dân nghèo ven biển vào làm ăn trong HTX. Do HTX mang lại lợi ích thiết thực, nên được hầu hết các hộ nghèo đồng tình ủng hộ, có trách nhiệm cùng Ban quản trị HTX tự bảo vệ bãi nghêu của mình…

Đồng chí Tạ Trung Dũng, Bí thư Huyện ủy Hòa Bình cho biết: “Thường trực Huyện ủy và UBND huyện vừa tổ chức đi kiểm tra, khảo sát một số HTX nuôi nghêu ven biển thuộc xã Vĩnh Thịnh. Qua trực tiếp kiểm tra, tìm hiểu, chúng tôi tận mắt thấy mô hình HTX nuôi nghêu có hiệu quả, nhiều ưu điểm. Không còn cảnh phức tạp, lộn xộn và hỗn chiến như nhiều năm trước. Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo tiếp tục quan tâm đầu tư vốn, hỗ trợ các mặt để các HTX nuôi nghêu làm ăn thuận lợi, hiệu quả hơn…”.

Từ thực trạng nêu trên, nên chăng, huyện Đông Hải cần xem xét, tham khảo, rút kinh nghiệm, tìm các giải pháp khắc phục dứt điểm, không để tình trạng tranh cướp nghêu, dẫn đến xô xát và đổ máu như thời gian qua…

BáoNhân Dân, 30/08/2015
Đăng ngày 31/08/2015
BÀI VÀ ẢNH: TRỌNG DUY
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:09 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:09 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:09 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:09 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:09 19/04/2024