Cao thủ nuôi tôm xứ Quảng

Hơn 10 ha ao nuôi tại thôn Hòa An, xã Tam Hòa (Núi Thành, Quảng Nam) của ông Trần Công Thành (52 tuổi, trú tại TP Tam Kỳ) đem lại gần 3 tỷ đồng/năm. Ông được đánh giá là cao thủ nuôi tôm xứ Quảng.

nông dân
Cao thủ nuôi tôm Trần Công Thành

Xuất ngoại học nghề

Hẹn hò mãi, cuối cùng tôi được ông “lên lịch” tiếp tại thôn An Hòa, xã Tam Hòa. Cả vùng cát nằm bên sông Trường Giang rộng lớn là cánh đồng tôm hơn 10 ha, với 36 ao nuôi. Ở đó, có hơn 20 lao động thường xuyên làm việc dưới sự chỉ huy của ông Thành.

Ông Thành sinh ra ở xã miền biển Tam Tiến, huyện Núi Thành. Cũng giống như bao chàng trai ăn sóng nói gió, học hết lớp 9, ông theo những người đi trước ra biển mưu sinh. Tưởng cái nghiệp ấy sẽ “bám” suốt đời, thế nhưng ông “quay lưng” bỏ biển, lên đất liền kiếm kế sinh nhai.

Năm 1991, ông dứt nghề đi biển chuyển qua buôn bán. Những mặt hàng của ông đều liên quan đến nghề biển. Ông kinh doanh những vật dụng máy móc, đinh ốc, ngư lưới cụ… cho bà con ra khơi.


Ông Thành kiểm tra ao tôm

Chưa thỏa mãn với nghề buôn bán, năm 2009 phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát phát triển, ông mở đại lý bán thức ăn cho tôm. Cũng từ đây, ông thấy con tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, song cũng có nhiều người đã tán gia bại sản vì nó.

Ông tự đặt câu hỏi sao mình không thử? Con tôm dễ nuôi, dễ đẻ ra tiền! Không muốn giẫm theo vết xe đổ, làm ăn theo kiểu manh mún, tự phát mà nhiều người đang làm, ông quyết định lặn lội đi khắp các tỉnh ven biển Nam Trung bộ tìm hiểu. Gặp hết những người thành công và cả thất bại, ông rút ra bài học nuôi tôm cho riêng bản thân.

Ông cho rằng những người thua lỗ là do môi trường nước mà ra. Đặc biệt, để con tôm phát triển cần phòng hơn trị bệnh, nếu làm được thì chắc chắn đem lại thành công.

Có bao nhiêu vốn liếng tích góp bấy lâu, ông về quê vợ ở thôn An Hòa, xã Tam Hòa mua 3 ha đất cát. Tại đây ông thuê người đào 8 cái ao, bắt đầu đóng giếng, bơm nước vào nuôi tôm.

Vụ tôm đầu tiên ông trúng đậm, ông dành hết số tiền thuê đất mở thêm diện tích. Cứ ngỡ rằng, kinh nghiệm đã có sẵn, con tôm đẻ ra tiền nhanh chóng, thế nhưng vào thời điểm Tết Nguyên đán năm 2012, hơn 3 ha nuôi tôm sắp thu hoạch thì bỗng dưng bị bệnh đốm trắng. Hồ nào, hồ ấy tôm nổi trắng, bốc mùi hôi thối. Ăn phải quả đắng, nhưng ông không nản chí.

Ông tìm hiểu thông tin và biết được ở Thái Lan có nhiều mô hình nuôi tôm rất thành công, không ngần ngại, ông gom tiền xuất ngoại học nghề. Tại đây, ông tìm hiểu về cách nuôi ở nước bạn người ta chú ý đến hệ thống quạt khí. Ông học hỏi và về nước chế ra các loại máy quạt áp dụng vào ao nuôi. Những sản phẩm máy tạo khí cánh nhím, chân vịt được ông cho ra đời.


Những chiếc máy quạt khí ông học hỏi từ nước ngoài đưa vào áp dụng

Trong đó, chú ý nhất là loại quạt cánh nhím, loại này ông thiết kế và đặt hàng gia công tại tỉnh Quảng Trị. Hệ thống quạt rất đơn giản, được làm bằng ống nhựa do ông tham khảo theo cách của các hộ nuôi tôm tại Thái Lan. Với loại quạt này, hồ nuôi tôm được bổ sung một lượng ôxy khá lớn so với loại quạt thông thường.

Cùng với đó, ông Thành còn đầu tư một máy phát điện cỡ lớn phòng khi mất điện cho toàn trang trại. Dẫn tôi ra tham quan hồ tôm, ông giới thiệu tác dụng từng loại máy. Theo ông Thành, để con tôm khỏe mạnh thì yếu tố quan trọng nữa là phải đảm bảo lượng ôxy trong hồ. Ông đã vận dụng bài học cung cấp nhiều ôxy của người nuôi tôm Thái Lan và bắt tay lắp đặt thêm hàng loạt quạt sục khí cho các hồ.

Nếu trước đây, mỗi hồ tôm chỉ lắp các bệ quạt lá truyền thống cánh lá thì nay ông lắp thêm quạt cánh nhím và chân vịt. “Trong một ao nuôi, nên đặt ba loại quạt, mỗi loại có một tác dụng riêng. Như máy cánh nhím và chân vịt tạo ôxy tốt giúp tôm nhanh lớn. Riêng quạt cánh lá thường được người nuôi tôm sử dụng tạo dòng nước chảy tốt.

Ba loại này kết hợp sẽ có nhiều ôxy, tạo dòng nước chảy mạnh sẽ đáp ứng được nhu cầu nuôi với mật độ đông như hiện nay từ 200 - 300 con/m2”, ông Thành chia sẻ.


Việc đặt 3 hệ thống máy trong một ao nuôi, khi máy ngừng hoạt động tảo trong ao được gom lại một chỗ để thu

Từ những kinh nghiệm của mình kết hợp với việc học từ nước ngoài, ông Thành quyết định chuyển hướng đầu tư theo công nghệ của Thái Lan.

Ông cho hay, qua tìm hiểu cách nuôi tôm trên bạt ven biển Thái Lan thì cách nuôi của họ tương đối giống với cách nuôi của mình. Có điều khác là họ chú tâm vào việc phòng bệnh ngay từ đầu bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật nên thành công lớn.

Nói về kỹ thuật, ông Thành cho biết, ngay từ đầu phải đã chú ý đến cách xử lý môi trường bằng công nghệ vi sinh. Con tôm cần nguồn nước không bị ô nhiễm và công nghệ này đem lại môi trường nước sạch hơn. Công nghệ vi sinh cũng giúp tôm thẻ chân trắng có sức đề kháng cao hơn, hạn chế dịch bệnh và nâng cao chất lượng tôm xuất bán.

Hiện thời tiết thay đổi, đặc biệt nắng nóng kéo dài khiến tôm chậm lớn, đồng thời môi trường ao hồ thường xuyên nhiễm bệnh, nhất là tảo.


Hệ thống nhà lưới được ông Thành sáng chế, giúp giảm được nhiệt độ, tôm nhanh lớn trong mùa nắng nóng.

Từ công nghệ nuôi tôm trong nhà của Thái Lan, ông tiếp tục nghiên cứu công nghệ mới. Ở mỗi ao nuôi, ông làm nhà lưới, cứ 3 -4 m có một tấm lưới được lợp lên trên mặt ao.

Theo ông Thành, cách này sẽ giảm được nhiệt độ trong ao hồ dẫn đến con tôm nhanh lớn, đồng thời hạn chế tảo xuất hiện.

Thị trường cần mình

“Con tôm hiện nay thị trường đang rất cần nhưng người nuôi không đáp ứng được, tôm trọng lượng nhỏ, dư lượng kháng sinh nhiều. Đối với các ao nuôi của tôi cứ đến kỳ xuất bán đều có người đặt hàng, vì đảm bảo được trọng lượng lẫn chất lượng. Tôm của tôi thường bán cao hơn thị trường 20.000 đồng/kg”, ông Thành tự hào.


Đối tác đến lấy mẫu kiểm tra tôm để thu mua.

Rồi ông nói tiếp, mặc dù đến nay chưa được công nhận nuôi theo công nghệ VietGAP nhưng chất lượng tôm luôn đạt VietGAP. Tôi hỏi: "Sao lại không được công nhận vậy?". Ông cho hay: "Do hệ thống ao hồ chưa đúng tiêu chuẩn VietGAP. Nhưng người nuôi như tôi vẫn không thiệt thòi. Vì trước khi mua khách hàng đã kiểm tra chất lượng. Trong 3 năm tôi thả nuôi, chưa vụ nào mà khách hàng khó tính từ chối”.

Nói về thất bại của nhiều hộ dân nuôi tôm, ông Thành chua chát: "Hiện trên thị trường có nhiều công ty kinh doanh thức ăn, thuốc phòng chống dịch bệnh cho tôm. Nhiều Cty đến quảng cáo sản phẩm. Trong 1 hồ tôm mà người nuôi dùng nhiều loại thuốc. Bệnh chẳng đâu xa mà do người nuôi gây ra. Thử hỏi, một hồ tôm mà có đến hàng chục loại thuốc đổ xuống, đừng nói tôm chết mà người cũng chết".

"Đừng nghĩ đổ thuốc nhiều là con tôm hết bị bệnh. Trước khi sử dụng cần chú ý đến loại thuốc đó như thế nào? Tỷ lệ của các loại hóa chất trong thuốc ra sao? Bởi trên thị trường có nhiều loại thuốc quảng cáo rất hoàng tráng nhưng khi sử dụng thì không bảo đảm", ông Thành nói.

“Những nông dân nước ngoài nuôi tôm đem lại hiệu quả cao, sao mình không làm được. Con tôm ở đâu cũng rứa cả, chúng đều giống nhau hết. Khi học hỏi cộng thêm sự sáng chế của mình đã đem lại hiệu quả lớn”, ông Thành tâm sự.

Nông Nghiệp Việt Nam, 01/09/2015
Đăng ngày 02/09/2015
Sông La
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 14:26 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 14:26 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:26 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:26 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:26 20/04/2024