Bỏ quy hoạch con tôm, con cá: Các bộ tranh cãi quyết liệt

Các bộ lo lắng không có quy hoạch sản phẩm cụ thể thì sẽ không quản được, hậu quả nhãn tiền là nông dân trồng nhiều nông sản, đến lúc phải đổ bỏ...

Quy hoach tom ca
Liệu có bỏ quy hoạch nuôi cá là vấn đề đang tranh cãi. Trong ảnh: nông dân huyện Thanh Bình, Đồng Tháp thu hoạch cá ba sa - Ảnh: Thanh Tùng

Dự thảo Luật quy hoạch của Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) tính “tước” quyền lập quy hoạch ngành, sản phẩm cụ thể như con tôm, con cá, karaoke… đang vấp phải phản ứng của nhiều bộ khác với lý do: không quản lý được.

Bộ KH-ĐT công bố VN có tới 19.285 bản quy hoạch, chỉ riêng kinh phí cho việc làm quy hoạch giai đoạn 2011 - 2020 lên tới gần 8.000 tỉ đồng. Ông Đặng Huy Đông, thứ trưởng Bộ KH-ĐT, cho rằng các quy hoạch ngành, sản phẩm cụ thể dễ dẫn đến thị trường biết trước quy mô sản phẩm chỉ có bấy nhiêu, ai muốn thêm phải chạy vạy...

Bị phản ứng

Bộ Công thương vừa có văn bản thể hiện rõ nhiều điểm không đồng tình với Bộ KH-ĐT. Cụ thể, theo văn bản do ông Trần Tuấn Anh - thứ trưởng Bộ Công thương - ký đề nghị đã bác bỏ kiến nghị quan trọng nhất của dự luật quy hoạch là bỏ các quy hoạch sản phẩm, ngành.

Lý do: các quy hoạch như thép, cơ khí hay các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như rượu bia, thuốc lá, phân bón, xăng dầu... “nhất thiết phải lập quy hoạch” mới đảm bảo công tác quản lý nhà nước, định hướng cho nhà đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực của các doanh nghiệp...

Bộ Công thương còn khẳng định dự thảo Luật quy hoạch quy định một số quy hoạch phải trình Chính phủ hoặc hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua có thể làm tăng thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, làm quy hoạch chậm được triển khai thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng gửi văn bản bày tỏ thái độ không đồng tình việc phải bỏ, không được lập quy hoạch ngành cụ thể. Theo bộ này, quy định như thế là “không đầy đủ”.

Gay gắt hơn, Bộ Xây dựng gửi văn bản cho rằng dự luật quy định Bộ KH-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quy hoạch trong phạm vi cả nước là... thiếu cơ sở. Trong cuộc hội thảo quốc tế về Luật quy hoạch do Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa tổ chức ngày 24-8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy tham gia bảy vấn đề, trong đó nêu rõ dự luật của Bộ KH-ĐT vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đồng tình, thống nhất.

Theo ông Duy, cần sự đánh giá khách quan, toàn diện vai trò quy hoạch thời gian qua, đặc biệt là “nếu không có quy hoạch, sẽ không thể có đầu tư nhiều như vừa qua”. Ông Duy nhấn mạnh: “Quy hoạch xây dựng là không thể thiếu, phải làm riêng biệt. Nó làm cơ sở, là công cụ quản lý đầu tư... Các nhà đầu tư vào VN việc đầu tiên họ hay hỏi đã có quy hoạch xây dựng chưa”.

Không nên níu kéo 
xin cho

Trả lời Tuổi Trẻ về những vấn đề trên, ông Vũ Quang Các - vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, đơn vị trực tiếp soạn thảo Luật quy hoạch - cho biết không bất ngờ, bởi dự luật từ đầu xác định tạo bước đột phá, từ bỏ tư duy quản lý cũ, cho nên không tránh khỏi những ý kiến khác nhau. Ông Các nói ban soạn thảo đã học kinh nghiệm của nhiều quốc gia, soạn luật hoàn toàn không có tính toán đến lợi ích cục bộ của Bộ KH-ĐT.

Về vấn đề cụ thể các bộ lo lắng không có quy hoạch sản phẩm cụ thể thì sẽ không quản được, hậu quả nhãn tiền là nông dân trồng nhiều nông sản, đến lúc phải đổ bỏ, ông Các hỏi ngược lại: “Vậy thời gian qua có quy hoạch, nông dân có phải đổ bỏ nông sản không? Quy hoạch có giúp tiêu thụ hết nông sản cho dân không hay thanh long vẫn phải đổ bỏ cho bò ăn, sữa bò phải đổ bỏ, dưa hấu vẫn thừa ứ ở biên giới?”.

Đối với việc Bộ Công thương cho rằng cần quy hoạch các ngành như thép, cơ khí, bia... để định hướng cho nhà đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực của các doanh nghiệp, theo ông Các, là không thuyết phục. Các doanh nghiệp trước khi đầu tư bao giờ cũng phải tìm hiểu thị trường. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Các bộ, ngành, với các nhân viên hành chính, không thể chắc chắn hiểu thị trường tốt hơn doanh nghiệp để rồi ấn định trong 5 - 10 năm chỉ nên xây bao nhiêu nhà máy được.

Còn việc phải lập quy hoạch xây dựng hay những quy hoạch ngành, ông Vũ Quang Các nêu thực tế: “Chuyện nay đào đường làm nước, mai đào lên làm đường điện, vừa lấp xong ngày kia lại thấy có anh đến đào làm viễn thông cho thấy quy hoạch tách biệt, ngành nào biết ngành ấy sẽ dẫn đến cực kỳ tốn kém.

Việc các cơ quan phối hợp lập quy hoạch không làm mất đi vai trò quản lý của các cơ quan đó, chỉ đòi hỏi phải có trách nhiệm cao hơn. Lập quy hoạch tích hợp đa ngành sẽ giúp không tập trung quyền lực cho một bộ nào mà tạo dân chủ, minh bạch, tránh dàn trải, không đồng bộ”.

Theo ông Vũ Quang Các, thực tế đã chứng minh các quy hoạch cụ thể như hồ tiêu, cà phê, cao su hiện nay cơ quan nhà nước không điều hành được, thường xuyên bị phá vỡ. Hay các quy hoạch karaoke, thép, nhà máy đường... thường xuyên phải điều chỉnh, vì có doanh nghiệp xin và thường cũng sẽ... cho. Ông Các nhấn mạnh: cần thay đổi tư duy, Nhà nước cần làm tốt việc cung cấp thông tin về thị trường, đưa khuyến cáo.

Chỗ nào cần phát triển thì xây dựng đề án phát triển, lĩnh vực nào cần quản lý thì đưa các tiêu chuẩn, điều kiện để quản lý, thậm chí điều kiện để được làm, như điều kiện chất lượng, hàm lượng, diện tích... Như vậy là công khai, doanh nghiệp biết phải đủ điều kiện gì họ sẽ được làm.

Đặc biệt, ông Vũ Quang Các còn nói nếu không thay đổi, hội nhập quốc tế cũng bắt ta phải thay đổi. VN từng quy hoạch nuôi tôm, xác định diện tích, đưa hỗ trợ, ngay lập tức bị kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau đó phải mất không ít công sức, bằng mọi cách chứng minh quy hoạch đó không được thực hiện thì mới thoát kiện...

“Thế giới không ai làm quy hoạch quá cụ thể như VN. Chúng ta hội nhập, cần thay đổi tư duy, có cách làm khác, cần hạn chế xin - cho trong quy hoạch” - ông Các nói.

Tôi đồng ý chỉ nên quy hoạch một số vấn đề thiết yếu, cơ bản, đặc biệt là sử dụng nguồn lực, quyền lực công, còn lại nên để thị trường làm. Thế giới hơn 7 tỉ người, rất ít người có khả năng nghĩ 20 năm tới cơ bản sẽ như thế nào để quy hoạch trước
Ông HUỲNH THẾ DU (Chương trình Fulbright)

 

* TS NGUYỄN CHU HỒI (viện trưởng Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản):

Cần loại bỏ cái không phải làm quy hoạch

Quy hoạch phải đi trước sự phát triển, nhưng ở VN hầu như quy hoạch chậm tiến độ, có quy hoạch giai đoạn 2001 - 2010 thì năm 2007 mới làm xong, chỉ có ba năm thực hiện. Nếu quy hoạch đi sau, tiền làm quy hoạch đã tốn, tiền để giải quyết hậu quả còn tốn hơn. Phải làm rõ sản phẩm của quy hoạch là gì, kết thúc phải là một kế hoạch.

Ở ta thường kết thúc bằng một báo cáo rất hoành tráng, nhiều dự án, tiền nong đầu tư được vẽ ra, nhưng ngay trong bộ làm quy hoạch đó họ còn chẳng thèm xem. Cần tái cấu trúc hệ thống quy hoạch, việc đầu tiên phải loại bỏ cái không phải làm quy hoạch. Chính tôi từng phải ký cái quy hoạch đầm nuôi thủy sản. Chỉ có mấy cái đầm nuôi, mấy cái cống cũng ký hợp đồng làm quy hoạch. Nhầm lẫn đến như thế...

TTO
Đăng ngày 03/09/2015
CẦM VĂN KÌNH
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:56 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:56 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:56 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:56 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:56 20/04/2024