Người nuôi cua biển... khổ do giá giảm mạnh

Người nuôi cua biển ở Cà Mau đang đứng ngồi không yên khi giá cua liên tục xuống thấp. Hiện giá cua đã giảm khoảng 30 - 40 % so với vài tháng trước. Nguyên nhân do thị trường chính là Trung Quốc ngưng “ăn hàng”.

nuôi cua biển cà mau
Người nuôi cua biển ở Cà Mau gặp khó do giá giảm.

Giá lao dốc

Theo người nuôi cua ở Cà Mau, từ đầu năm đến khoảng đầu tháng 5, giá cua giữ mức khá ổn định. Cua gạch thương lái thu mua tại vuông nuôi với giá trên dưới 320.000 - 350.000 đồng/kg, cua y giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Nhưng hiện nay, cua y giá chỉ còn 140.000 đồng/kg, cua gạch chỉ còn từ 200.000 - 220.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Thoái - ngụ xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân - thở dài, nói: “Ai cũng biết, đến giai đoạn này giá cua sẽ giảm. Nhưng tình hình năm nay căng quá, tính ra giá giảm đến 100.000 đồng/kg, nuôi sao có lời”. Còn ông Nguyễn Minh Phồi - ngụ ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, Phú Tân - cho biết, vụ vừa qua gia đình thả hơn 4.000 con cua giống, tỷ lệ sống ước đạt 25%. Hiện sản lượng cua trong vuông ít nhất 3 tấn, đã dư kích cỡ thu hoạch nhưng không dám thu. Theo tính toán của ông Phồi, nếu bây giờ bắt cua, gia đình ông chắc chắn sẽ lỗ không dưới 5 triệu đồng/vụ nuôi. “Chẳng ai muốn thu hoạch lúc này cả, bà con đang đợi qua Tết Trung thu, hy vọng thị trường tiêu thụ sẽ tăng trở lại, giá cua được đẩy lên mới thu hoạch” - ông Phồi nói.

Thương lái Trung Quốc ngừng mua

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi cua biển lớn nhất nhì cả nước. Thống kê chưa đầy đủ của ngành NNPTNT Cà Mau, bình quân mỗi năm lượng cua biển xuất khẩu (chính ngạch và tiểu ngạch) lên đến đến hàng chục ngàn tấn; trong đó thị trường chính là Trung Quốc. Như đã thành quy luật, cứ đến gần rằm tháng 7 hàng năm, giá cua lại giảm khiến nhiều nông dân và chủ vựa cua hết sức lo lắng. Nguyên nhân được xác định do thị trường Trung Quốc không nhập khẩu cua, thương lái Trung Quốc đồng loạt ngừng “ăn hàng”. Thế là giá cua cứ lao dốc…

Huyện Cái Nước có diện tích nuôi cua trên 6.000ha; tập trung nhiều tại các xã Trần Thới, Đông Thới… “Tình hình nuôi năm nay cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên, thương lái Trung Quốc ngừng mua, giá xuống thấp gây nhiều khó khăn cho người nuôi. Ngay cả những doanh nghiệp tiêu thụ cũng đang điêu đứng” - ông Đoàn Văn Chính (Phó Trưởng Phòng NNPTNN huyện Cái Nước) cho biết. Còn theo ông Võ Ngọc Hùng - chủ cơ sở thu mua cua biển lớn ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn - cho biết, trước đây hàng ngày ông xuất sang Trung Quốc 1 tấn cua biển các loại, nay chỉ còn khoảng vài trăm kg/ngày. “Doanh nghiệp có thể chủ động dừng mua khi thị trường xuất khẩu gặp khó, nhưng nông dân ít vốn khó có thể dừng thu hoạch khi cua tới đợt khai thác” - ông Hùng cho biết thêm.

Phó Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau Châu Công Bằng cho rằng, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc phá giá cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các mặt hàng thủy sản xuất vào thị trường này rớt giá; trong đó có cua biển Cà Mau. Ngành NNPTNT đang theo dõi sát sao mọi biến động của các mặt hàng thủy sản trên địa bàn để có hướng xử lý và khuyến cáo người dân khi cần thiết.

Trông chờ tiêu thụ nội địa

Cua biển Cà Mau được xem là loại cua ngon nhất ở miền Tây, nhiều người ưa thích. Chị Lê Thị Hồng - ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ - cho biết, gia đình rất thích ăn thủy - hải sản, đặc biệt là cua Cà Mau. Lúc trước giá cua khá cao nên một tháng mới mua cua ăn một lần, giờ thấy cua quá rẻ so với trước đây nên mỗi tuần mua 3 - 4kg về ăn. “Tôi tranh thủ thời điểm giá cua xuống thấp ăn cho đã thèm, mấy đứa con ăn để tăng cường chất canxi. Sang các tháng khác, giá cua tăng mua ăn không nổi” - chị Hồng nói.

Anh Nguyễn Văn Hải - chủ cơ sở Hải Cà Mau trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ - cho biết, gần 1 tháng nay do giá cua giảm mạnh mỗi ngày cơ sở mua gần 400kg cua các loại để tiêu thụ, tăng gấp đôi so với các tháng khác. Do giá rẻ nên bán lẻ cho người dân số lượng nhiều hơn so với bỏ mối lại cho các quán nhậu. Theo anh Hải, một năm khoảng 2 - 3 tháng cua giảm giá chính là thời điểm bán cua chạy nhất trong năm. Tuy nhiên, rủi ro cũng cao vì giá cua thường biến động thất thường.

Báo Lao Động, 11/09/2015
Đăng ngày 11/09/2015
Công Vũ - Hiếu Trung
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 04:13 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 04:13 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 04:13 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 04:13 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 04:13 26/04/2024