Lưu ý khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học nuôi cá

Một trong những tính ưu việt thể hiện rõ nét nhất đó là công nghệ khí sinh học đã giải quyết được tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi gây nên, tiết kiệm được tiền chất đốt phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, đồng thời cung cấp nguồn phụ phẩm khí sinh học phục vụ cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và nhiều lợi ích khác.

nuôi cá bằng khí sinh học
Ảnh minh họa: Internet

Phụ phẩm khí sinh học là sản phẩm ở dạng lỏng và rắn của quá trình phân giải cơ chất bao gồm nước xả, bã cặn và váng. Phụ phẩm khí sinh học chứa khoảng 93% nước, 7% chất khô (4,5% hợp chất hữu cơ và 2,5% hợp chất vô cơ). Thành phần chính của phụ phẩm khí sinh học là những chất hữu cơ ở thể rắn, chất dinh dưỡng dễ hòa tan, các loại nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn…) và những tế bào mới hình thành trong quá trình phân giải. Do vậy, việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn nuôi cá là biện pháp có cơ sở khoa học và mang lại nhiều lợi ích tốt hơn hẳn so với dùng phân tươi trực tiếp bón vào ao cá. Có thể xem đây là loại phân sạch để nuôi cá vì quá trình lên men trong bể phân giải, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt, góp phần làm giảm một số loại bệnh, nhất là các bệnh ở da, mang của cá. Mặt khác khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học sẽ dễ dàng tạo màu nâu xám cho nước ao, nên tăng khả năng hấp thu nhiệt của ao và pH của nước dễ ổn định ở mức trung bình, cá phát triển tốt hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu và thử nghiệm mô hình ở nước ta đã cho thấy khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn cho cá đã giảm được 25 đến 30% chi phí đầu tư thức ăn, cá sinh trưởng phát triển nhanh hơn, giảm ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, để sử dụng phụ phẩm khí sinh học nuôi cá đem lại hiệu quả cao, đúng phương pháp cần phải quan tâm, lưu ý cách sử dụng: Phần nước xả và phần cặn đều có thể sử dụng để nuôi cá, nhưng phần nước xả có giá trị dinh dưỡng cao hơn, do vậy nên sử dụng thường xuyên hơn. Riêng phần bã cặn sau khi đưa ra khỏi bể khí sinh học nên để ngoài không khí ít nhất vài giờ để giảm bớt tính khử. Khi dùng nước xả cho vào ao cá phải phun đều mặt ao với mức 0,5 đến 0,6 kg/m2 mặt ao và cứ 3 ngày làm một lần. Đối với bã cặn thì rắc đều trên mặt nước 0,3 đến 0,4kg/m2 mặt ao. Khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học bón vào ao cá cần chú ý đến độ trong của ao nuôi, mật độ cá và thời gian nuôi để điều chỉnh cho phù hợp. Hàng ngày cần quan sát lượng dưỡng khí (ôxy) trong ao, nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu nhiều và quá lâu thì cần tăng lượng ôxy cho ao bằng cách sục khí, thay nước, tạo sóng… Độ sâu của ao nuôi có sử dụng phụ phẩm khí sinh học nên từ 1,5 đến 2,5m.

Báo Phú Yên, 22/09/2015
Đăng ngày 23/09/2015
NGỌC NHƯ (tổng hợp)
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 11:12 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:12 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 11:12 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:12 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 11:12 16/04/2024