Bẫy mực trên vịnh Cam Ranh

"Chỉ việc thả những chiếc bóng xuống lòng biển để dụ mực lá vào đẻ trứng, thế là có thu hoạch”, ngư dân Đặng Văn Tý - tổ dân phố Hòa Do 5B (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chia sẻ về công việc bẫy mực.

đặt bóng mực
Ngư dân đặt bóng mực trên vịnh Cam Ranh

Đặt bóng cũng lắm công phu

Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi theo ngư dân Đặng Văn Tý dong thuyền ra vịnh Cam Ranh để bẫy mực (người dân nơi đây gọi là đặt bóng mực). Trời vừa ló rạng cũng là lúc chiếc thuyền nhỏ của ông Tý chất đầy những chiếc bóng chạy đến vùng biển đã định để bắt đầu hành nghề. “Hôm nay, tôi đi đặt bóng ở khu vực biển rạn sâu. Nơi đây, đáy biển hình lòng chảo, có những vách san hô nên mực rất ưa trú ngụ”, ông Tý chia sẻ kinh nghiệm đặt bóng mực. 

Năm nay đã 50 tuổi, ông Tý từng có hơn 30 năm gắn bó với nghề biển, từ lặn bắt tôm hùm đến thả lờ kẹp bắt cua ghẹ, nuôi ốc hương, đặt bóng mực... Trong đó, nghề đặt bóng mực gắn bó với ông xấp xỉ gần 10 năm. Nghề này dễ làm, lại cho thu nhập cao nên trừ những ngày mưa gió, còn lại ông đều đi đặt bóng mực. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông ổn định hơn trước.

bóng mực
Ngư dân thu bóng mực

Tiếng là công việc đơn giản, nhưng theo như những gì ông Tý chia sẻ, chúng tôi thấy nghề này cũng lắm công phu. Bóng mực có cấu tạo dạng hình hộp chữ nhật, kích thước dài 1,2m, rộng 0,6m; khung bóng được làm bằng tre. Bao phủ quanh bóng là một lớp lưới có kích thước mắt lưới khoảng 2cm. Những chiếc bóng mực làm sẵn giá tương đối cao, khoảng 140.000 đồng/chiếc nên nhiều ngư dân đã tự làm để tiết kiệm chi phí, vừa chủ động thay thế khi bị hư hỏng. Để dụ mực, người dân dùng lá cây chà là hoặc sợi ni lông màu đen gài vào 2 mặt của chiếc bóng để tạo nên vùng tối, chùm trứng mực màu trắng được gắn ở bên trong. Con mực đến kỳ đẻ trứng, thấy trứng mực ở trong bóng thì tìm cách vào để đẻ và bị dính bẫy.

làm bóng mực
Ngư dân Đặng Văn Tý đang làm bóng mực

Để chuẩn bị cho một chuyến đi đặt bóng mực, từ chiều hôm trước, những ngư dân như ông Tý đã phải chuẩn bị trứng để nhử mực. Với những chùm trứng mới thì yên tâm, nhưng với trứng cũ, ngư dân phải đem ngâm vào nước có hòa phèn chua để chùm trứng có được độ trắng. Thời điểm đặt bóng khi thủy triều rút. Để định vị bóng khi thả xuống biển, người dân buộc vào phía đáy bóng một hòn đá nặng khoảng 10kg, phía đỉnh bóng nối 1 sợi dây thừng dài khoảng 10m, đầu dây buộc vào 1 cái phao để nổi trên mặt nước. Theo ông Tý: “Độ sâu của vùng biển đặt bóng khoảng 4, 5m nên khi làm bóng, chúng tôi phải chú ý đặc biệt đến dây phao. Ngoài ra, để phân biệt bóng của người này với bóng của người khác, mỗi người tự đánh dấu cho mình bằng 1 loại phao có hình dạng hoặc màu sắc riêng”. Thông thường, mỗi ngư dân đặt từ 20 đến 40 chiếc bóng trong một lần đi, chỗ nào thấy nhiều mực thì đặt số lượng bóng dày hơn.

chuẩn bị trứng mực
Chuẩn bị trứng mực để đi đặt bóng

Khi chiều xuống, đúng lúc thủy triều dâng cao, chúng tôi lại theo ông Tý chạy thuyền ra thu bóng. Đây là thời điểm có thể cảm nhận rõ nhất niềm vui hay chút ưu tư trong nghề đặt bóng mực. Với một cây sào có gắn móc ở phía đầu, mỗi lần đến vị trí của từng chiếc bóng, ông Tý lại dùng nó kéo sợi dây buộc phao lên. Ông Tý thoáng cười khi thấy trong một chiếc bóng có những con mực óng ánh; nhưng chốc lại thở dài vì cũng có nhiều chiếc bóng kéo lên không thấy mực. “Nghề này là vậy đó, có ngày thu được vài ba ký mực, nhưng cũng có hôm chỉ được một hai con”, ông Tý tâm sự. Sau khoảng 1 giờ, ông Tý đã kéo hết những chiếc bóng được đặt lúc sáng. Lượng mực cho chuyến đặt bóng này khoảng 1,5kg. Chỉ vào những con mực lá to gần bằng cổ tay, ông Tý bảo: “Chuyến này cũng tạm được. Với giá mực hiện tại, sau khi trừ tiền dầu, tôi thu được khoảng 290.000 đồng”.

Biển đã cạn nguồn lợi

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tý cho biết, ở phường Cam Phúc Bắc có nhiều người đi làm nghề đặt bóng mực, chủ yếu tập trung ở các tổ dân phố: Hòa Do 5B, Hòa Do 2, Hòa Do 4. “Ngày trước, tôi là người đầu tiên ở khu vực này làm nghề đặt bóng mực. Sau đó, nhiều người thấy nghề này cho thu nhập khá nên làm theo. Đây là nghề của những ngư dân nghèo, vì nghèo nên không có điều kiện đóng ghe thuyền lớn để đi khơi xa, không có vốn để nuôi trồng thủy sản” - ông Tý nói.

Quả thực, với mức đầu tư ban đầu khoảng 15 triệu đồng để đóng một chiếc thuyền nhỏ cùng với ngư cụ sẽ phù hợp với điều kiện của nhiều ngư dân ít vốn. Vậy nhưng, làm nghề gì cũng có cái khó riêng. “Khoảng 3 năm trở về trước, nghề đặt bóng mực cho ngư dân mức thu nhập khá. Hồi đó, mỗi ngày đi thả bóng, tôi cũng kiếm được từ 400.000 đến 600.000 đồng, thậm chí có ngày bắt được 8kg mực. Giá mực lúc đó thấp hơn bây giờ, nhưng cũng thu về hơn 1 triệu đồng”, ông Tý nhớ lại.

Thế nhưng hiện nay, những người như ông Tý không khỏi buồn lòng khi nguồn lợi thủy sản đã cạn kiệt. Chúng tôi cảm nhận được ánh mắt cùng giọng nói đượm buồn của bà Đặng Thị Còn (tổ dân phố Hòa Do 5B) khi vừa theo chồng đi thu bóng về: “Ngày nào cũng chỉ được có vài ba con mực thế này thì chắc bỏ nghề mất thôi”. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vợ chồng bà Còn trước kia làm nghề đặt lờ kẹp bắt cua. Làm ăn thất bát, vợ chồng bà chuyển qua nghề đặt bóng mực từ hơn 1 năm nay, nhưng tình hình cũng chẳng khả quan hơn. Nói đến chuyện bỏ nghề, người thấm thía nhất có lẽ là ông Phan Phước Hùng (tổ dân phố Hòa Do 5B). Ông Hùng kể: “Cách đây 2 năm, tôi thấy mọi người đặt bóng mực cũng cho thu nhập khá nên sắm thuyền, mua bóng hết gần 20 triệu đồng. Thế nhưng, sau 1 năm làm nghề, tôi đã phải bán cả bóng lẫn thuyền để lên bờ tìm việc khác làm vì thua lỗ...”. Bây giờ, ông Hùng đang làm nghề sản xuất lờ kẹp cho người dân đi bắt cua ghẹ, nhưng do biển đói nên số lờ ông bán ra cũng giảm sút từng ngày... Ông Huỳnh Văn Trí (tổ dân phố Hòa Do 2) - người vừa có chuyến đặt bóng thu được gần 4kg mực cho biết, cứ sau mỗi năm đặt bóng, ông lại phải đi xa hơn mới mong có được nhiều mực. Để đi xa, ngư dân phải có thuyền công suất lớn... Đến nhà bà Phi - người thu mua hải sản ở tổ dân phố Hòa Do 4, chúng tôi được biết, mấy năm trước, mỗi ngày, bà thu mua cả trăm ký mực lá; thế nhưng hiện nay, mỗi ngày, bà chỉ thu mua được vài chục ký. “Trước đây, giá mực chỉ khoảng 150.000 đồng/kg, nhưng do mực bắt được nhiều nên ngư dân cũng có thu nhập khá; còn bây giờ giá đã lên đến 210.000 đồng/kg, thậm chí 250.000 đồng/kg nhưng lại không có mực”, bà Phi nói. Tìm hiểu nguyên nhân khiến việc đặt bóng mực gặp khó khăn, đa số ngư dân cho rằng do môi trường nước ô nhiễm; do cách khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt, nhất là bằng điện. Rời vùng biển phường Cam Phúc Bắc, chúng tôi mang theo nỗi trăn trở của những ngư dân làm nghề đặt bóng mực. Họ đã lựa chọn cho mình phương thức đánh bắt thủy sản theo kiểu thủ công truyền thống, thân thiện với môi trường, nhưng lại đang chịu chung cảnh cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. 

Theo Bách khoa thủy sản do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành năm 2007: Bẫy là ngư cụ truyền thống, đánh bắt theo phương pháp thụ động, có tên thường gọi là lồng, bóng. Nghề khai thác bằng bẫy là một trong những nghề khai thác thủy sản lâu đời của ngư dân trên toàn thế giới, có những đặc tính ưu việt mà các hình thức khai thác khác không thể có được như: có thể hoạt động được ở những vùng biển sâu, đáy biển phức tạp, khai thác được những đối tượng có chọn lọc và mong muốn. Vì thế, những năm gần đây, phương pháp này được rất nhiều nước và các tổ chức nghề cá trên thế giới quan tâm.

Khánh Hòa online/Infonet, 23/09/2015
Đăng ngày 24/09/2015
Nhân Tâm - Thanh Long
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:11 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:11 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:11 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:11 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:11 25/04/2024