Chi tiết nội dung hoạt động của PPP trong lĩnh vực thủy sản

Hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực thủy sản chính thức được ký kết ngày 9/9/2015, đánh dấu sự nỗ lực của các bên tham gia đóng góp cho sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam theo hướng bền vững và có trách nhiệm. Để tiếp tục thúc đẩy hoạt động được đưa ra trong nội dung ký kết, sáng 25/9/2015, dưới sự chủ trì của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, các bên tham gia đã có cuộc họp để bàn chi tiết các nội dung hoạt động trong thời gian tới.

PPP thủy sản

Cuộc họp có sự tham gia của các đại diện: Tổng cục Thủy sản, Tổ chức Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ), Tổ chức Sáng kiến Bền vững Thương mại (IDH), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP), Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (VIFEP), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) và Tổ chức Quốc tế về bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam).

Đại diện của GIZ cho biết, Tổ chức này đã đề ra các nội dung hoạt động cụ thể: rà soát các chính sách, chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam để đề xuất những hướng đi đúng nhằm phát triển thủy sản bền vững. Bên cạnh đó, GIZ tiếp tục mở rộng nội dung trong các Đối thoại bàn tròn (vốn là sáng kiến do GIZ đưa ra trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản), hàng năm đưa ra các chủ đề ưu tiên nhằm bàn các vấn đề sát thực, cần thiết đối với ngành thủy sản. Đồng thời, GIZ sẽ có những hoạt động hỗ trợ một phần trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản. Đặc biệt GIZ quan tâm đến hỗ trợ mô hình nuôi tôm rừng, các vấn đề liên quan đến rừng ngập mặn, chú trọng vào hỗ trợ các mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến. Tổ chức này cũng có dự kiến rà soát lại các kế hoạch phát triển ngành, các vấn đề về quy hoạch, về sử dụng đất trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều hoạt động tại địa phương cũng được quan tâm như hỗ trợ mô hình nuôi tôm- sò huyết ở Kiên Giang, tăng cường năng lực cho ngư dân ven biển có hoạt động nuôi thủy sản ven rừng ở Bạc Liêu. Đối với cấp trung ương, GIZ quan tâm hỗ trợ mô hình đồng quản lý trong rừng ngập mặn.

Về phía IDH, đơn vị này đặc biệt quan tâm đến các hoạt động có sự tham gia từ phía các doanh nghiệp. Theo ông Flavio, Giám đốc IDH, mỗi hoạt động hỗ trợ, xúc tiến ngành thủy sản có sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức này sẽ hỗ trợ 60% kinh phí, phía doanh nghiệp đóng góp 40%. Theo đó, trong nội dung PPP, IDH sẽ tập trung vào hai nội dung: nghiên cứu phát triển bền vững thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu và áp dụng mô hình dịch tễ học góp phần giảm thiểu thiệt hại về dịch bệnh gây ra trong nuôi trồng thủy sản. IDH có kế hoạch xây dựng hai nội dung này có sự tham gia mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp, người nông dân và phát triển thành một hệ thống bền vững.

Khác với các nội dung hoạt động của GIZ và IDH, WWF Việt Nam lại quan tâm và tập trung đến các vấn đề cụ thể hơn: Hỗ trợ nghề đánh bắt cá ngừ đại dương, ghẹ xanh ở Kiên Giang đạt được các chứng nhận mà quốc tế đưa ra. Hỗ trợ tăng cường năng lực, phát triển khung quản lý đối với việc đánh bắt cá mập. Bám sát chương trình quốc gia về bảo vệ rùa biển. Bên cạnh đó, WWF cũng tiếp nhận sự hỗ trợ của tổ chức DANIDA (Đan Mạch) để giúp người nông dân Việt Nam trong hoạt động nuôi cá tra bền vững. Ngoài ra, WWF cũng sẽ tham gia vào hoạt động rà soát quy hoạch, chính sách phát triển, tập trung vào các sản phẩm có trách nhiệm, hỗ trợ người nuôi đạt chứng nhận MSC cho nghề nuôi ngao…

Tại cuộc họp, đại diện các bên cũng đề cập về các vấn đề khác như vấn đề sử dụng cá tạp trong chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản, vấn đề xâm nhập nước mặn và biến đổi khí hậu, hay việc phát triển mô hình nuôi tôm lúa hiện đã đạt hiệu quả cao cần có chứng chỉ. Đặc biệt, các đại biểu cùng thống nhất việc mở rộng nội dung Đối thoại bàn tròn không chỉ dừng lại ở các vấn đề nuôi trồng thủy sản mà còn tập trung cả lĩnh vực khai thác, hoặc các lĩnh vực khác thuộc ngành thủy sản. Vấn đề tiếp nhận các thành viên mới muốn tham gia vào PPP cũng được đưa ra thảo luận. Theo đó, các thành viên mới luôn được chào đón và phải có những hoạt động cụ thể, thiết thực khi tham gia, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu mà các bên đã cùng thông qua trước đó.

Đại diện Tổng cục Thủy sản, Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn đã thống nhất các nội dung: Đối thoại bàn tròn PPP sẽ được tổ chức hàng năm, số lượng các cuộc đối thoại sẽ tùy thuộc vào các chủ đề phát sinh. Tổng cục Thủy sản sẽ tích cực phối hợp với WWF trong hoạt động bảo tồn và tái tạo nguồn lợi, trước mắt là hoạt động bảo vệ rùa biển. Các bên sẽ tích cực hỗ trợ các chứng nhận VietGAP, ASC, kết nối mở rộng thị trường, xây dựng hình ảnh đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, Phó Tổng cục trưởng cũng lưu ý, với Hội chợ Brussel được tổ chức hàng năm, phía Việt Nam sẽ không chỉ tham gia với tư cách khách mời, mà sẽ tổ chức diễn đàn tại đó.

Fistenet, 25/09/2015
Đăng ngày 26/09/2015
Thu Hiền
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:13 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:13 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:13 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:13 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:13 26/04/2024