Con cá miền Tây, ngày ấy bây giờ - Kỳ 4: Tuyệt tích “ông” cá nược

“Nược ơi đua. Nược ơi đua” - nhiều lão ngư nhắc với chúng tôi câu thoại như một từ khóa bước vào thế giới của loài cá heo vui tính (cá heo Irrawaddy, hay còn gọi là cá nược Minh Hải) từng một thời xuất hiện trên khắp các con sông lớn ở miền Tây.

cá nược
Cá nược một thời tung tăng trên sông nước miền Tây - Ảnh: WWF

Chừng 30 năm trở về trước, người ta còn thấy loài cá nặng chừng 100kg, thân hình “giống chiếc phản lực”, hay khịt lên những vòi nước cao quá đầu... xuất hiện bên những đoạn sông ít người qua lại.

Những “nghệ sĩ” trên sông

Những dòng sông chở đầy nhiều câu chuyện về các loài “quái ngư”, từ cá tra dầu, cá vồ cờ, cá đuối đến những loài cá gây ra nhiều ám ảnh một thời như cá mập, “cọp nước” cá bông gấm, cá kiếm... đã không còn là thế giới của những bí ẩn, chết chóc nhưng cũng đầy thú vị nữa.

Trong số những loài cá vắng mất trên các dòng sông ở miền Tây, có lẽ không loài cá nào mang lại nhiều niềm vui cho đời sống trên sông như cá nược.

Người miền Tây còn gọi cá nược là “ông” nược. Trong ký ức những người cao tuổi ở đây, cá nược một thời chạy có bầy trên sông. Loài cá này thân thiện đến mức có thể đùa giỡn và cùng đuổi bắt cá với ngư dân.

Nhiều ngư dân vẫn tin rằng loài cá này có “cốt người” và cứ thế chúng sống hiền hòa với con người nơi đây từ thuở khai hoang đến khi tuyệt tích.

“Mấy lần thấy xác cá chết trôi sông, tụi tui mang lên chôn, thấy chúng có vú móm như người ta vậy” - ông Phan Thanh Lễ (ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, An Giang) nói và cho biết ngư dân vùng sông Hậu luôn xem loài cá nược “hơn cả con chó, con mèo trong nhà”.

Dòng Vàm Nao chảy cuộn chia nước từ sông Tiền sang sông Hậu cũng là nơi tụ hội đủ loài cá quý. Dòng sông đầy cảm xúc cũng là nơi của những ngư dân lão luyện “biết tính” của từng loài cá.

“Khúc sông nhà tui trước có bầy nược hay qua lại. Chiều buồn không biết làm gì thì gọi “nược đua”, chút xíu cả bầy nhào lộn thấy thương lắm! Mình càng vỗ tay, chúng càng nhào lộn trên mặt nước giống như làm xiếc vậy”, ký ức chợt thắp lên ánh lửa trong đôi mắt của lão ngư định bỏ nghề này.

Khi nghe nhắc đến loài cá nược, nhiều người cao tuổi sống bên dòng Vàm Nao đều có những câu chuyện để kể: “Sống ở đây người nào làm biếng thì cứ mang chài ra bờ sông rồi hô lớn “nược đua”, không lâu sau cá nược sẽ “kéo bầy kéo cánh” nhào lộn trên mặt nước.

Lúc này, nhiều loài cá hoảng sợ đâm vào bờ. Cứ thế mà tha hồ chài bắt” - giọng ông Lễ gấp gáp như sợ không kể hết những câu chuyện dồn nén mà ông ít khi được kể.

Những câu chuyện đó cứ lặp đi lặp lại từ người cao tuổi này đến người cao tuổi khác trên đoạn sông cái mà chúng tôi đi qua.

Ông Huỳnh Văn Chưa (Hai Chưa, 74 tuổi), hàng xóm ông Lễ, nói những năm 1960, 1970 nhiều ngư dân đóng chà bắt cá trên sông Vàm Nao cũng “hợp tác làm ăn” với các bầy cá nược.

Khi gần bao lưới, dỡ chà bắt cá, chủ chà hay “huy động” bầy cá nược quần thảo quanh khúc sông gần đống chà. Đến khi tôm cá sợ chạy hết vào chà thì họ mới tiến hành bao dí.

Khi thu hoạch được cá, nhiều chủ chà cũng “lại quả” cho bầy nược đã “có công” đuổi cá vào chà mớ cá kiếm được. “Thế thôi chúng cũng vui mà quanh quẩn khúc sông này” - ông Chưa nhớ lại.

“Chúng khoái giỡn hớt như con nít vậy. Chèo xuồng mà gọi “nược đua” là thế nào cũng có mấy ông lộn ầm ầm, khịt nước tứ tung theo xuồng. Mình càng lớn tiếng thì “mấy ổng” càng quậy.

Chúng hiểu tiếng người ta hết thảy hà” - bà Trần Thị Biếc (68 tuổi) nói và cho biết chưa có loài cá nào trên sông Hậu mà bà biết đến có thể “hòa đồng” với con người như cá nược.

Kết thúc những câu chuyện đẹp về loài cá nược thường có mẫu số chung là về sau này, khi người ta gọi khan tiếng cũng không còn thấy chúng xuất hiện đâu nữa.

thượng nguồn sông
Cá nược vẫn sống hiền hòa trên thượng nguồn sông Mekong (Campuchia) - Ảnh: Arkive

“Hết chỗ” cho cá nược

“Dân ở đây sức mấy mới bắt cá nược. “Mấy ổng” chết trôi vào bờ người ta còn mang chôn, cúng kiếng đàng hoàng” - lão ngư Chín Dứt nói. Thế nhưng các ngư dân ở đây lại bất lực nhìn những người từ nơi khác tới lùng bắt cá nược.

Những người này đuổi theo từng bầy cá vốn không biết sợ con người để tha hồ đánh lưới, phóng lao. Lúc này, từ khóa “nược đua” vô tình đã làm hại loài cá vốn quá tin vào những ngư dân hiền lành của chúng.

Những người lạ cũng gọi “nược đua”, chúng nổi lên thì bị những mũi lao cắm vào người. Máu chảy loáng một khoảnh sông. “Chúng tôi không cản họ được. Không ai ngăn ai được” - ông Chưa chua chát.

“Cá nược dường như hiểu tiếng người. Chúng nhào lộn trên sông, người ta la hét không sao. Nhưng có người nói “Chà Và tới” lập tức chúng lặn hết” - ông Lễ kể. Các ngư dân đánh bắt trên sông mỗi khi thấy những người săn cá nược tới thì hét lên câu cảnh báo, tức thì chúng lặn mất tăm.

“Ngày xưa câu lưới ít, cá trên sông còn có nơi để sống. Chứ bây giờ lưới vây thiên la địa võng, cá nược mà còn cũng sa lưới hết. Tung hoành, giỡn hớt như cá nược là dễ dính lưới lắm” - ngư dân Nguyễn Văn Hón (67 tuổi, ấp Vàm Nao) nói và cho biết ngày trước giăng lưới bắt cá hô, cá bông lau xui xẻo lắm mới mắc phải cá nược. “Tui có lần giăng lưới dính cá nược. Năm đó xui đến mức má tui bị bắt bỏ tù” - ông Hón kể.

Thế rồi gần 20 năm sau, người ta mới nghe có người giăng lưới dính phải cá nược. Bà Nguyễn Thị Biếu (68 tuổi, ấp Trung 2, xã Tân Trung, huyện Tân Phú, An Giang) là má của anh Nguyễn Văn Sáng (41 tuổi), ngư dân sớm bỏ nghề vì vô tình giăng lưới dính cá nược.

Bà kể: “Chuyện cách nay chục năm rồi. Lúc đó thằng Sáng nhà tui đi giăng lưới cá bông lau. Lần đó nó dính con cá chừng cả trăm ký. Tính là trúng mánh rồi, nó mang cá ra Long Xuyên bán. Nhưng tới đâu người ta cũng lắc đầu. Có một thương lái ra giá 1.000 đồng/kg để mua... mang đi chôn. Khi hỏi ra mới biết đó là cá nược. Nó run bẩy rẩy chở cá về chôn bên bờ sông Cái.

Đến hôm sau thì không biết ai đã quật mồ chở xác “ông nược” đi mất” - bà Biếu nhớ lại. Sau lần đó, anh Sáng đã mua lễ vật và cúng vái rồi tuyên bố bỏ nghề, đi tìm kế sinh nhai khác.

Tin tức của những ngư dân truyền đi rằng thời gian trước có một cặp cá nược từ Campuchia lội cả trăm cây số trên dòng Mekong xuống vùng hạ nguồn Việt Nam.

Thế nhưng chỉ đến đoạn biên giới gần khúc sông Bình Di (huyện An Phú, An Giang) thì lực lượng chức năng Campuchia đã dùng canô lùa trở lại thượng nguồn. Lần khác, một con cá nược khi bơi gần tới biên giới Việt Nam thì chết do kiệt sức. Người dân Campuchia cũng mang xác cá đi chôn.

Nhiều đoạn sông Mekong chảy qua đất Campuchia cũng đã ghi nhận cá nược vẫn còn sống bình yên và “đùa giỡn” với du khách.

Những hình ảnh về loài cá được Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng giờ đã là chuyện ngày xửa ngày xưa trên các dòng sông miền Tây.

__________

Kỳ tới: Dòng sông thủy quái

Báo Tuổi Trẻ, 27/09/2015
Đăng ngày 28/09/2015
Tiến Trình
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 02:58 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 02:58 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 02:58 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 02:58 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 02:58 19/04/2024