Anh Lê Văn Phú: Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp

Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Trong đó có mô hình nuôi rắn hổ hèo, ếch kết hợp nuôi cá trê của anh Lê Văn Phú ở ấp Hậu Hoa.

gièo ếch
Anh Phú cho ếch ăn

Chúng tôi ghé thăm chuồng nuôi rắn hổ hèo hơn 100 con của anh Phú mới thấy được sự mạnh dạn và quyết tâm làm giàu của anh. Được biết, trong một lần đi đám nhà một người bạn quê ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thấy mô hình nuôi rắn hổ hèo có hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc, cách làm chuồng, thức ăn cho rắn,... khá đơn giản và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, từ đó, anh đầu tư 10 triệu đồng mua 50 con rắn con về nuôi (mỗi con có kích cỡ bằng đầu đũa ăn).

Sau 14 tháng chăm sóc, anh Phú chọn rắn đực và rắn cái không đạt tiêu chuẩn nuôi rắn giống sinh sản bán ra thị trường với giá từ 480.000 - 500.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ rắn, được thương lái ở tỉnh Đồng Tháp đến tận nhà để thu mua. Anh bán lứa rắn đầu tiên được 46 con, thu lãi hơn 10 triệu đồng.

Anh Phú chia sẻ: "Chuồng nuôi rắn hổ hèo phải thoáng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, vì nếu để bẩn rất dễ sinh bệnh về da, tim mạch. Nếu làm chuồng lưới, cần tránh ánh nắng trực tiếp, chuồng xi măng, thì xây ở khu vực độ ẩm không quá cao, luôn tạo sự thoáng mát cho rắn và gắn bóng đèn tròn để sưởi ấm cho rắn vào mùa đông".

Anh Phú chọn những con rắn cái tốt làm rắn giống sinh sản, gầy đàn cho lần nuôi tiếp theo, để tiết kiệm chi phí. Hiện tại, hơn 100 con rắn đang nuôi đều do anh tự gầy giống, trọng lượng mỗi con trên 2 kg. Với giá bán hiện nay khoảng 500.000 đồng/kg, anh sẽ thu lãi khoảng vài chục triệu đồng.

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà nguồn thức ăn cho rắn cũng khác nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu là nhái, ếch,... Từ đó, anh Phú nuôi thêm ếch để tự chủ nguồn thức ăn cho rắn và có thể kiểm soát được chất lượng thức ăn cho rắn ở từng giai đoạn. Anh vừa mới bán được hơn 2 tấn ếch thương phẩm, giá 34.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh lãi gần 30 triệu đồng. Hiện anh nuôi hơn 10 ngàn con ếch thịt, 1.500 con ếch sinh sản và trên 100 ngàn con nòng nọc.

Theo kinh nghiệm của anh Phú: "Đối tượng nuôi này không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt hay những mảnh đất trống để đặt vèo hoặc lót bạt sản xuất ếch giống hay nuôi ếch thịt. Thức ăn cho ếch rất đa dạng, có thể dùng cá biển, ốc bươu vàng xay nhuyễn hay thức ăn công nghiệp".

Ngoài ra, để tận dụng nguồn phụ phẩm trong nuôi ếch, anh nuôi 10 kg cá trê con trong ao nuôi (ngoài vèo nuôi ếch). Bình quân 2 đợt nuôi ếch sẽ thu hoạch một đợt cá trê. Hiện nay, trong ao còn vài tấn cá trê thịt sắp thu hoạch, bán giá 25.000 đồng/kg.

Anh Phú cho biết: "Muốn nuôi ếch có lãi, người nuôi phải am hiểu đặc tính sinh trưởng cũng như kỹ thuật cơ bản của con ếch kết hợp với nuôi cá, vì ngoài tận dụng thức ăn thừa từ phân ếch, thì cá còn vệ sinh đáy vèo, hạn chế dịch bệnh xảy ra".

Thành công từ các mô hình chăn nuôi của anh Lê Văn Phú đã mở ra hướng đi mới trong việc xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế gia đình cho nhiều hộ dân ở xã Hậu Thành.

Tiền Giang, 22/09/2015
Đăng ngày 28/09/2015
Chiêu Nam
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:07 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:07 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:07 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:07 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:07 19/04/2024