Cải thiện cuộc sống từ nghề đan ráp lú

Có dịp đến kinh Ba Ngàn, ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời vào những ngày này mới thấy được không khí lao động sôi nổi của chị em ở địa phương. Ai nấy đều bận rộn với nghề đan ráp lú mướn. Nghề thủ công này tuy mới được hình thành 2 năm nay nhưng góp phần giúp chị em ở địa phương cải thiện thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

rap lu
Nghề đan ráp lú mướn giúp chị em kinh Ba Ngàn, ấp Tân Thành, xã Lợi An có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Người “khởi xướng” nghề đan ráp lú mướn này là chị Lê Thị Nhung. Vì thu nhập bấp bênh từ 6 công vuông, cùng nghề thợ hồ của chồng không đủ lo toan cuộc sống gia đình, nghe người quen nói ở huyện Cái Nước có mấy chủ tiệm bán lưới, ngư cụ cần người đan ráp lú mướn, đầu tư toàn bộ dụng cụ như: lưới, ghim, vành, dây nhợ…, chị Nhung mạnh dạn đi đến nơi tìm hiểu. Chị may mắn gặp được vợ chồng anh Hoa Văn Khánh (chợ xã Phú Hưng, huyện Cái Nước). Sau mấy giờ đồng hồ học nghề thành công, “hợp đồng” làm ăn cũng được bàn bạc thuận lợi, nhanh chóng.
Chị Nhung nhớ như in chuyến giao sản phẩm đầu tiên, thấy chủ tiệm xem đi xem lại, chị cứ hồi hộp, không biết mấy chục cái lú có đạt yêu cầu không. Ðến khi chủ tiệm đưa 780.000 đồng, cầm tiền trên tay chị mừng không kể xiết.

Thấy nghề đan ráp lú mướn của chị Nhung đơn giản, thu nhập cũng khá, chị em trong xóm nhờ chị dạy nghề. Chị Nhung trở thành “người thầy” bất đắc dĩ. Cứ thế, người biết trước chỉ người chưa biết. Học được nghề, các chị tự bắt mối với vợ chồng anh Khánh nhận dụng cụ về làm, tới ngày chở sản phẩm qua giao. Vào những lúc “hút hàng”, vợ chồng chủ tiệm chạy ngược qua đây thu gom sản phẩm. Tuỳ vào loại lú, kích thước mà mỗi cái lú, các chị được trả từ 12.000-32.000 đồng. Ðến nay, ở kinh Ba Ngàn có 24 chị em thường xuyên làm nghề này. Mỗi chị thu nhập từ 2-4 triệu đồng/tháng, tuỳ theo sản phẩm làm nhiều, ít.

Chị Lê Thị My, kinh Ba Ngàn, ấp Tân Thành, xã Lợi An, cho biết: “Nhờ có nguồn thu nhập từ nghề này mà cuộc sống gia đình thoải mái hơn trước. Có tiền chăn nuôi thêm heo, hụi hè, hùn vốn tiết kiệm tổ phụ nữ”. Chị Chung Thị Thảo, cùng xóm chị My, chia sẻ: “Trước đây chỉ biết trông chờ vào con tôm, lúc có lúc không, tới con nước may lắm được vài trăm ngàn đồng, cuộc sống chật vật. 2 năm nay, nhờ có nghề đan ráp lú mà gia đình có đồng ra đồng vô, cuộc sống không còn thiếu hụt”. Trung bình 1 tháng gia đình chị làm được hơn 200 cái lú, kiếm từ 2 triệu đồng trở lên.

Nghề đan ráp lú mướn ngoài việc không cần bỏ vốn còn được tự do về thời gian, bên cạnh đó, hầu như quanh năm đều có việc, trẻ em cũng có thể làm phụ cha, mẹ ở các khâu dễ. Con của chị Thảo, chị Nhung, ngoài thời gian học tập, lúc rảnh rỗi các cháu thường làm tiếp mẹ vô ghim, luồn hom, luồn đuôi. Những người chồng ở nhà hoặc sau thời gian đi làm cũng có thể phụ vợ đan ráp lú lúc tối để kịp thời gian giao sản phẩm./.

Báo Cà Mau, 29/09/2015
Đăng ngày 30/09/2015
Bài và ảnh: Ngọc Minh
Đánh bắt

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:20 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:20 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:20 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:20 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:20 20/04/2024