Bình Thuận đã hạ thủy chín tàu cá bằng vốn vay theo Nghị định 67

Vào lúc 14 giờ ngày 1-10, tại thị xã La Gi (Bình Thuận), hai chiếc tàu cá vỏ gỗ của hai ngư dân thị xã La Gi vay vốn theo Nghị định 67 đã được hạ thủy. Đó là hai tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Quáng, ngụ phường Phước Hội và ngư dân Võ Hạnh, ngụ phường Bình Tân.

hạ thủy tàu
Hạ thủy tàu cá của ông Nguyễn Văn Quáng, phường Phước Hội, thị xã La Gi.

Như vậy, đến thời điểm này, Bình Thuận đã có chín tàu cá được vay vốn theo Nghị định 67 đã được hạ thủy, trong đó có 1 tàu dịch vụ hậu cần, tám tàu khai thác hải sản xa bờ. Trong đó, ngư dân huyện đảo Phú Quý có sáu chiếc và ngư dân thị xã La Gi có ba chiếc

Tàu của hai ngư dân Nguyễn Văn Quáng và Võ Hạnh được Agribank Bình Thuận ký kết hợp đồng cho vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 của Chính phủ. Cả hai tàu đều có công suất 750 CV được đóng mới hoàn toàn tại cơ sở đóng tàu thuyền Việt Tân Long ở thị xã La Gi. Số tiền được Agribank Bình Thuận cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng gần 6,8 tỷ đồng cho mỗi tàu. Hai tàu hoạt động khai thác hải sản xa bờ với ngành nghề lưới rê.

Đang tất bật chuẩn bị các công đoạn cuối cùng cho việc hạ thủy con tàu, ông Nguyễn Văn Quáng vui vẻ cho chúng tôi biết, tàu của tôi có giá trị gần 10 tỷ đồng, nhưng khi tôi vay vốn theo Nghị định 67 được Nhà nước cho vay 70% giá trị con tàu, còn lại 30% là vốn tự có. Đến thời điểm này tôi đã được Ngân hàng Agribank thị xã La Gi giải ngân được 5,7 tỷ đồng, sau khi tàu hạ thủy xong, thì ngân hàng sẽ tiếp tục giải ngân số tiền còn lại khoảng một tỷ đồng. Quá trình làm các thủ tục vay vốn tôi thấy rất thuận lợi, không khó khăn gì, cái chính là mình phải làm đúng và đầy đủ theo các hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Trong quá trình đóng tàu, cán bộ tín dụng Agribank Bình Thuận luôn quan tâm theo sát tiến độ để giải ngân kịp thời nhu cầu của chúng tôi.

Ông Võ Hạnh, một ngư dân dày dạn kinh nghiệm đánh bắt xa bờ cho biết, qua theo dõi và được các cấp, các ngành tuyên truyền về Nghị định 67, tôi thấy đây là một chính sách rất phù hợp với các ngư dân, từ đó, ngư dân chúng tôi có cơ hội để đóng những con tàu lớn hơn, vươn khơi xa bờ. Niềm vui của tôi hôm nay khi hạ thủy con tàu là rất lớn, khó có thể nói hết được. Nhưng cái quan trọng hơn khi đưa tàu vào hoạt động là mình phải tính toán làm sao đó, có cách thức khai thác con tàu hiệu quả để có khả năng trả được tiền cho nhà nước, nhưng đồng thời cũng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế gia đình và anh em lao động biển.

Ông Phạm Văn Trịnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận, kiêm Phó Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển thủy sản tỉnh Bình Thuận cho biết, để đạt được kết quả như hiện nay là nhờ sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, cũng như sự phối hợp với ngành Ngân hàng trên địa bàn triển khai đồng bộ, tích cực chính sách cho vay đóng mới tàu, nâng cấp tàu theo Nghị định 67, thể hiện trên hai mặt tuyên truyền và ban hành các quyết định phê duyệt danh sách đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu cá xa bờ với quy trình thực hiện khá nghiêm túc, chặt chẽ từ cơ sở.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã có một số trường hợp có tên trong danh sách UBND tỉnh phê duyệt nhưng lại xin rút khỏi chương trình do vốn tự có của bà con ngư dân còn chưa đáp ứng theo quy định (30%); máy mới giá cao hơn rất nhiều so với máy cũ, nên nhiều ngư dân còn chần chừ chưa nâng cấp máy mới mà chờ chính sách mới của Nhà nước cho vay mua máy cũ sẽ thực hiện nâng cấp tàu. Có khá nhiều trường hợp đang tính toán hiệu quả khai thác và khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng nên đang lưỡng lự chưa xúc tiến việc vay vốn.

Ông Phạm Văn Trịnh cho biết thêm, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp tục tuyên truyền một cách thường xuyên liên tục để ngư dân nắm vững chính sách của Nhà nước liên quan đến việc vay vốn đóng tàu, nâng cấp tàu. Cùng với đó, tuyên truyền cho bà con ngư dân khẩn trương xúc tiến các thủ tục cấp quyết định đóng mới, khẩn trương thuê các cơ sở đóng tàu, thuê các đơn vị giám sát an toàn kỹ thuật, từ đó có cơ sở để chúng tôi giải ngân theo đúng các quy định của nhà nước.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt 132 chủ tàu đăng ký vay vốn theo Nghị định 67. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận, hướng dẫn thủ tục cho 115 chủ tàu. Hiện đã có 25 hồ sơ vay vốn đã nộp cho Ngân hàng thương mại trong tỉnh. Trong đó có 17 hồ sơ đã được Ngân hàng Agribank Bình Thuận thẩm định và ký hợp đồng cam kết cho vay tín dụng. Hiện tổng số tiền ngân hàng cam kết cho vay đóng mới 17 con tàu hơn 97,3 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 71 tỷ đồng, trong đó cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần 1 chiếc với số tiền gần 18 tỷ đồng; đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ 16 chiếc với số tiền hơn 53,3 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong số 25 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai thực hiện Nghị định 67, đến ngày 15-9, Bình Thuận là tỉnh dẫn đầu trong việc giải ngân cho ngư dân vay vốn theo Nghị định 67.

Báo Nhân Dân, 01/10/2015
Đăng ngày 02/10/2015
Đình Châu
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 03:04 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 03:04 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 03:04 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 03:04 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 03:04 19/04/2024