Kinh hoàng bảo quản hải sản bằng thuốc Trung Quốc

Nhìn những mớ cá, tôm, mực… trắng nõn nà, tươi ngon bày bán ở chợ, ít ai biết rằng tất cả đã trải qua một giai đoạn tẩm ướp bằng các loại hóa chất như: thuốc tẩy trắng, đạm urê và thậm chí là thuốc của Trung Quốc!

ngâm hải sản vào nước
Hải sản ngâm vào trong nước có pha chất cấm. Ảnh minh họa

Bảo quản hải sản bằng chất cấm

Theo thông tin từ báo Hà Tĩnh, vào khoảng 16h chiều 29/9, phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh (PC49) vừa phát hiện một cơ sở kinh doanh hải sản trên địa bàn huyện Lộc Hà có hành vi sử dụng một loại thuốc cấm có xuất xứ từ Trung Quốc. Khi lực lượng PC49 tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản tại Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà) do ông Nguyễn Thanh Trung (SN 1975, ở xã Thạch Kim) làm chủ thì phát hiện các nhân viên ở đây đang hòa một loại thuốc dạng ống vào nước để bảo quản sò biển.

Qua khám xét, lực lượng PC49 thu giữ 1 hộp thuốc ống thủy tinh màu trắng, bên ngoài ghi chữ Trung Quốc. Được biết, đây là một loại thuốc kháng sinh dùng để kéo dài thời gian bảo quản hải sản có tên đầy đủ là Chloramphenicol đã bị Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng tại Thông tư số 08 ngày 25/2/2014. Theo khai nhận của ông Nguyễn Thanh Trung, loại thuốc này được một bạn hàng ở Móng Cái mua giúp, sau khi bảo quản thủy sản xong sẽ chuyển hàng ra Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc tiêu thụ.

Các chợ cũng tấp nập bán hải sản ngâm...hóa chất!

4h sáng, chợ cá Bến Đình, phường 5, TP.Vũng Tàu đã khá tấp nập người mua, kẻ bán. Tại đây, các vựa thu mua hải sản bắt đầu giao mối cho những người bán lẻ tại các chợ trong thành phố. Theo chân chị Phan Thị Hằng, một người bán cá tại chợ Vũng Tàu, trong vai người phụ việc, PV báo Bà Rịa - Vũng Tàu đã tận mắt những thủ thuật bảo quản hải sản rợn người.

Tới hàng tôm, chị Hằng mách nhỏ: “Số tôm đang nằm trong các bì, sọt kia là hàng lấy từ các tàu cá xuống. Một chút nữa sẽ được chủ vựa cho vào chậu nước có chứa urê để ngâm, sau đó mới cân cho mối”. Theo chị Hằng, ngâm tôm với urê giữ được màu sắc tươi lâu hơn. Chị cũng cho biết thêm, hầu hết các loại cá đều được “tráng đạm” trước khi mang ra chợ. Công nghệ “tráng đạm” này rất đơn giản, toàn bộ cá được các đầu nậu đưa từ biển về được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng.

khó phân biệt hải sản
Rất khó phân biệt hải sản ngâm hóa chất bằng mắt thường. Ảnh minh họa

Còn những loại cá vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh xa các đầu nậu phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây. Nhờ đó, 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi. Chỉ tay vào sọt cá bạc má, khi nghe chị Hiền (một người bán cá ở chợ) chê “hàng không được ngon”, một chủ vựa vội đon đả: “Chuyến này biển động nên tàu ở lại lâu, nhưng em yên tâm, chị làm hàng rất kỹ rồi, dù không được ngon nhưng để đến ngày mai vẫn được, giá lại rẻ hơn so với thứ khác”.

Theo chị Hiền, các loại cá như: cá thu, cá dứa, cá ngừ…là bị ngâm urê ít nhất là 2 lần. Chưa kể, khi đi bán lẻ, bị ế buộc người bán phải ngâm thêm urê lần nữa. Tuy nhiên, so với việc ngâm hải sản bằng urê, thì việc dùng thuốc tẩy Javen, thuốc Trung Quốc để ngâm hải sản còn rợn người hơn.

Nhìn đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên...đen thui một màu, nhìn chẳng muốn mua. Nhưng chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các đầu nậu bỗng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt. Anh Nguyễn Văn Hoàng, một thợ gánh thuê cho biết, do trong con mực có mật đen nên nếu rửa bằng nước lã rất khó sạch, rửa nhiều lần “hàng” sẽ không đẹp, nên các chủ vựa chỉ cho rửa qua vài lần rồi “ngâm” bằng thuốc tẩy, sau đó vớt, rửa qua nước và giao mối chở đi bán.

VietQ/BVPL, 01/10/2015
Đăng ngày 02/10/2015
Chế biến

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:38 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:38 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:38 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:38 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:38 25/04/2024