1 triệu đồng một con tôm hùm tre dài 1 m, nặng 2 kg

Con tôm hùm dài hơn 1 m, nặng 2 kg, giống y như thật nhưng được làm bằng tre khiến nhiều khách hàng thủ đô tò mò.

tôm hùm
1 triệu đồng một con tôm hùm làm bằng tre dài hơn 1 m tính từ râu đến đuôi, nặng hơn 2 kg. Ảnh: Ngọc Lan.

Trong khi các gian hàng bày bán đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống như quạt giấy, khăn lụa,... thưa thớt khách thì ki ốt các sản phẩm làm bằng tre của anh Thắng ở hội chợ Giảng Võ - Hà Nội lại thu hút rất đông người xem, đặt hàng.

“Thoạt nhìn, mình nghĩ đây là con tôm thật, được chủ hàng xử lý khô rồi sơn bóng. Bởi các bộ phận, hình dáng, kích thước cho đến màu sắc nhìn y như thật. Thế nhưng, khi sờ vào, lật mặt sau mới biết nó được làm bằng tre”, anh Quang Huỳnh, một khách tham quan cho hay.

Theo anh Thắng, chủ gian hàng, sản phẩm tôm tre mới được anh nhập từ An Nhơn (Bình Định) về, ra mắt lần đầu tại hội chợ này. Tùy theo kích cỡ mà tôm tre có giá bán khác nhau. Loại to, thân dài hơn 1 m tính từ râu đến nuôi, nặng gần 2 kg có giá 1 triệu đồng mỗi con. Loại nhỏ dao động 500.000-750.000 đồng một con.

Mới trưng bày tại hội chợ và chào bán, anh Thắng đã nhận được gần 20 đơn đặt hàng. Anh cho biết, khách thích thú với tôm tre bởi sản phẩm nhiều màu sắc, được làm từ tre truyền thống, mà theo tâm linh sẽ rất lành khi làm đồ trang trí trong gia đình.

"Trưng bày những con tôm hùm tre cũng khiến khách hàng tò mò tới xem, giúp việc kinh doanh các sản phẩm khác của gian hàng như bút tre, quạt lụa, lược sừng,... tốt hơn", anh Thắng chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Thanh (Ba Đình, Hà Nội) đã mua một cặp tôm hùm tre loại nhỏ, với giá 1 triệu đồng, để trang trí phòng khách. Theo khách hàng này, tôm hùm có nghĩa là “tôm rồng”, đại diện cho năng lượng, tinh thần, sự quyết thắng. Đây cũng là sản phẩm thủ công truyền thống mang tính sáng tạo nghệ thuật cao, phù hợp trang trí trong nhà.

Được biết, "cha đẻ" của sản phẩm độc đáo này là ông Nguyễn Minh Châu (87 tuổi), ở An Nhơn, Bình Định. Sản phẩm từng được trao giải thủ công mỹ nghệ toàn quốc trong một dịp trưng bày tại hội chợ ở Quảng Ngãi.

Hiện tại, con trai cả của ông Châu là anh Nguyễn Phúc Sơn đang tiếp nối nghề và phát triển, phân phối mặt hàng này cho cả nước. Là thợ chính và dạy nghề cho 6 thợ phụ, anh Sơn cho biết, để hoàn thành một sản phẩm tôm hùm cầu kỳ, anh phải làm nhiều công đoạn, từ xử lý nguyên liệu, tạo hình, lắp ghép, sơn màu…. 


Tôm hùm làm từ tre có kích thước lớn như tôm thật. Ảnh: Ngọc Lan. 

Cũng theo người thợ này, làm tôm tre khó nhất là tạo dáng cong thật tự nhiên cho phần lưng. "Để làm được như vậy, chúng tôi phải chọn những khúc tre tròn, có kích thước khác nhau, sau khi ghép lại phải ăn khớp. Phần đuôi tôm dễ hơn, được ghép lại từ những mảnh tre nhỏ, vuốt trơn", anh Sơn cho biết thêm.

Sản phẩm được làm từ tre truyền thống, lạ mắt nên được khách ở các nơi đặt mua khá đông. Trung bình mỗi tháng, cơ sở anh bán được khoảng 200-300 con, vào những dịp Tết tăng gấp 2.

Theo anh Sơn, hiện cơ sở có 6 người làm và chỉ sản xuất nhỏ lẻ trong gia đình, đây cũng là nơi duy nhất phân phối sản phẩm này. Ngoài tôm tre, gia đình anh còn sản xuất cua, cò, chim... cũng bằng tre.

Zing, 02/10/2015
Đăng ngày 03/10/2015
Ngọc Lan
Sinh học

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:37 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:37 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:37 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:37 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:37 19/04/2024