Làng chài chuyển mình

Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị khai thác ngày một cạn kiệt, không còn đủ để bảo đảm cuộc sống, ngư dân nhiều nơi ở Quảng Ninh đã mạnh dạn chuyển hướng sang đầu tư nuôi thủy sản. Nhờ vậy, Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất miền bắc.

đường liên thôn
Tuyến đường liên thôn, liên xã Tân Bình được đổ bê-tông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chật vật mưu sinh

Khoảng năm giờ sáng, khi trời còn tờ mờ trong lớp sương dày đặc, nhiều ngư dân tập trung ở chợ huyện Đầm Hà. Trải tấm bạt được cắt ra từ những chiếc bao tải, chị Kim Thị Nhài ở thôn 8, xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh than vãn: “Cả tuần nay biển nhiều sứa, thả lưới sứa bám chặt, lúc kéo lên lưới rách tơi tả, chúng tôi không dám ra khơi xa, đành đổ ra đánh gần bờ. Chen chúc, lặn lội suốt đêm, có khi mỗi thuyền cũng chỉ đánh được vài kg cá, không đủ chi phí xăng, dầu. Cả gia đình đánh vật với miếng cơm, manh áo vì nguồn thu trông cả vào đây. Nghề này vất vả lắm”.

Nói rồi chị giơ đôi bàn tay gồ ghề, chai sạn, có ngón còn rơm rớm máu: Cả đêm, chồng kéo lưới, còn tôi hì hục gỡ cá, vây cá đâm toét hết mười đầu ngón tay nhưng may mắn còn được vài kg cá kìm. Nhiều đêm gió to, không đánh được cá, vợ chồng phải cố lên cồn rọi đèn bắt ốc. Con cái đang tuổi ăn tuổi lớn, cứ về không là ruột gan nóng như lửa đốt.

Để ra khơi, nhà chị Nhài có một chiếc thuyền bằng tre dài gần 5 m và lắp máy để chạy. Tùy theo con nước mà chọn giờ đi biển. Có khi từ khoảng ba giờ chiều, cả làng đã tất bật chuẩn bị đồ nghề. Nhưng cũng có lúc phải một, hai giờ sáng, vợ chồng chị Nhài lại lặng lẽ đi. Đang nói chuyện, chị nhắm mắt như thèm ngủ, mặc tiếng ồn ào của chợ sớm. Có lẽ người phụ nữ ấy đã nhiều đêm không ngủ trọn giấc.

Ngồi cạnh chị Nhài, chị Đinh Thị Vân mặt buồn thiu vì khách chê cá nhỏ, trả giá thấp. Chị Vân nói: Bắt được cá đã khó, đến khi bán, chúng tôi vẫn chưa hết khổ. Nhiều hôm ngồi đến cuối chợ, cuối cùng phải bán rẻ như cho. Giá các loại cá gần bờ như cá kìm, cá dìa chỉ 20 đến 30 nghìn đồng/kg. Mỗi mẹt cá chừng 20 kg là công lao động của cả gia đình. Biết là vất vả nhưng không ra khơi, chúng tôi còn có thể làm gì để kiếm sống?

Cũng giống như chị Nhài, chị Vân, cuộc sống của ngư dân ven biển phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đã đến lúc phải mạnh dạn thay đổi để làm chủ cuộc sống của mình!

Không ra khơi, thuyền vẫn đầy ắp tôm, cá

Thôn Tân Việt, trước kia nghèo khó lắm. Nhưng giờ đang có rất nhiều nhà to, khang trang mọc lên. Chị Hoàng Thị Mùi chỉ một tòa biệt thự đang hoàn thiện, cho biết: Căn nhà này nhờ nuôi tôm cả đấy. Trước đây, gia đình tôi cũng đi biển, nhưng tần tảo bao năm may mắn lắm mới đủ ăn. Cách đây ba năm, thấy một số hộ dân trong thôn nuôi tôm, cá biển thành công, gia đình tôi cũng đầu tư nuôi thử 0,5 ha. Vụ tôm đầu tiên trúng to, chúng tôi mạnh dạn mở rộng diện tích. Đến nay, nhà tôi có 1,5 ha diện tích mặt nước. Vụ tôm vừa rồi, gia đình tôi nuôi 200 nghìn con tôm giống. Để hỗ trợ sản xuất, tôi mua thêm hai máy phát điện có công suất 600 kW dự phòng, đầu tư 14 giàn sục và thuê thêm hai người phụ giúp. Sau ba tháng, chúng tôi thu hoạch 15 tấn tôm, lãi gần 500 triệu đồng.

Theo ông Đinh Văn Mân, trưởng thôn Tân Việt, xã Tân Bình thì thôn Tân Việt có 105 hộ, hầu hết gắn bó với nghề khai thác ven bờ. Trước đây, người dân chỉ quen đi biển đánh bắt tôm, cá chứ chưa nghĩ đến chuyện tự nuôi thủy sản. Cái đói, cái nghèo cứ luẩn quẩn khi phải lệ thuộc vào thiên nhiên. Năm 2012, huyện Đầm Hà có chủ trương cho người dân thuê đất bãi triều nuôi trồng thủy sản, một số hộ mạnh dạn đầu tư nuôi tôm. Sau lứa tôm đầu tiên thắng lợi, huyện Đầm Hà có cơ chế hỗ trợ 30% số tiền mua giống cho những hộ dân mua con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Từ đó, đã tạo nên phong trào nuôi thủy sản rộng rãi trong ngư dân. Riêng thôn Tân Việt, đến nay, hơn 50% số hộ dân trong thôn đã chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 35 ha.

Đồng chí Hoàng Văn Bổng, Chủ tịch UBND xã Tân Bình phấn khởi: Hai năm qua, bà con ở Tân Bình không cần đi biển mà vẫn được mùa tôm, cá. Năm 2014, toàn xã đạt doanh thu 90 tỷ đồng, trong đó, chỉ riêng 20 hộ nuôi tôm đã có doanh thu khoảng 30 tỷ đồng. Nhờ hiệu quả của nuôi trồng thủy sản, làng quê nghèo đã thay da đổi thịt. 10 năm trước, từ một xã nghèo với tỷ lệ hộ nghèo hơn 20%, thì ba năm trở lại đây, khi phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn khoảng 2%, chủ yếu là những hộ người già, neo đơn. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Tân Bình đạt 33,4 triệu đồng/người/năm.

Cần nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển nghề

Những năm gần đây, diện tích nuôi thủy sản ở huyện Đầm Hà tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 2015, theo kế hoạch, huyện Đầm Hà sẽ nuôi khoảng 720 ha thủy sản. Tuy nhiên, mới đầu vụ nuôi xuân - hè, diện tích nuôi thủy sản đã vượt kế hoạch đề ra. Dự kiến, sản lượng thủy sản nuôi trồng của huyện Đầm Hà năm nay sẽ vượt kế hoạch khoảng 320 tấn. Có thể khẳng định, chưa bao giờ phong trào nuôi trồng thủy sản ở huyện Đầm Hà lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, ở thời điểm phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển rộ nhất thì dịch bệnh trên tôm bùng phát, có nguy cơ xóa sổ nhiều vựa tôm. Chính quyền và nông dân như ngồi trên đống lửa…

Nhờ các cơ quan chức năng ở huyện Đầm Hà nhanh chóng khuyến cáo người dân không xả thải nước ra môi trường, khoanh vùng và hỗ trợ người dân hóa chất xử lý ao nuôi cho nên chỉ trong thời gian ngắn, dịch bệnh trên tôm được khống chế và xử lý dứt điểm. “Vụ tôm đó, người dân nhiều địa phương mất trắng, nhưng riêng ở Đầm Hà, ngư dân vẫn thắng lớn”. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) huyện Đầm Hà, Vũ Xuân Khải kể về quá trình đối phó với dịch bệnh trên tôm nuôi. Kinh nghiệm xử lý của huyện Đầm Hà cần được nhân rộng ra ở các vùng nuôi tôm khác.

Đồng chí Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết: Nghề đánh bắt ven bờ không còn bảo đảm đời sống cho ngư dân. Đã đến lúc, người dân phải chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng để chủ động nguồn thu nhập cũng như tái tạo môi trường tự nhiên. Để bảo đảm năng suất cũng như đầu ra cho sản phẩm, tỉnh đã có quy hoạch vùng nuôi trồng và thời gian tới sẽ cố gắng hình thành các vùng nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, vùng nuôi an toàn với các đối tượng chủ lực, nhất là các vùng nuôi trồng trên biển. Đồng thời, xây dựng các trung tâm giống thủy sản công nghệ cao để chủ động nguồn giống cho người dân.

Báo Nhân Dân, 03/10/2015
Đăng ngày 04/10/2015
Bài và ảnh: Hoàng Minh Huệ
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:29 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:29 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:29 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:29 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:29 20/04/2024