Xuất khẩu thủy sản: Hai vấn đề cần sớm giải quyết

Kết thúc quý 3/2015, ngành thủy sản Việt Nam đã không còn hy vọng giữ vững được kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra. Thực trạng tăng trưởng kém bền vững của ngành đã bắt đầu bộc lộ rõ khi các yếu tố thuận lợi khách quan không còn nữa. Trong bối cảnh đó, hai hướng giải quyết là giảm giá thành và mở rộng thị trường vẫn còn quá nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

cá tầm

Bài toán về giá - yếu tố quyết định để giữ thị trường

Trong tám tháng đầu năm 2015, giá trị tôm xuất khẩu đã sụt giảm khoảng từ 35 – 40% trên tất cả các thị trường quan trọng của Việt Nam.

Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân chính là do giá thành tôm xuất khẩu của Việt Nam đang quá cao so với các nước cạnh tranh trực tiếp như Ấn Độ, Indonesia.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, nếu cố gắng thì kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2015 cũng sẽ chỉ đạt 3,2 tỷ USD, giảm khoảng 900 triệu USD so với năm ngoái.

Thị trường Nhật cũng đang giảm nhập tôm Việt Nam, để tăng hàng Ấn Độ và Indonesia. Thời gian qua, Indonesia đã phá giá đồng tiền tới 28%, khiến giá sản phẩm của chúng ta không thể đuổi kịp.

Báo cáo của VASEP cho thấy gần đây giá tôm Việt Nam tại thị trường Nhật giảm tới 16,7% trong khi đó, các nước trong khu vực chỉ giảm 1 – 2%, thế nhưng giá tôm Việt Nam vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực 5 – 10%.

>> Xuất khẩu tôm vào Mỹ: Khó tiếp khó

Theo ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp, muốn tăng sức cạnh tranh thì phải giải bài toán đầu tiên là hạ giá thành nuôi tôm.

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho rằng giá tôm Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực là do giá thành nguyên liệu, giá nhân công, chi phí đầu vào như điện, nước thời gian qua tăng nhanh và cao.

Đại diện một doanh nghiệp chế biến tôm ở Bến Tre cho biết mức lương trung bình của công nhân thủy sản Việt Nam lâu nay vẫn cao hơn lương tối thiểu.

Sắp tới đây, khi mức lương tối thiểu được nâng thêm, chi phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng thêm là không nhỏ. Trong khi đó, thu nhập thực tế của công nhân không tăng thì cũng rất khó cải thiện năng suất.

Bên cạnh mặt hàng tôm, lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường châu Âu cũng suy giảm.

Bên cạnh yếu tố người tiêu dùng châu Âu thắt chặt chi tiêu thì nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh quyết liệt của doanh nghiệp các nước khác; nhất là thời gian qua, tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước trong cá tra fillet đông lạnh Việt Nam ngày càng cao, cùng với việc thiếu nhãn hiệu chất lượng Việt Nam để quảng bá đã làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

VASEP từng khuyến cáo, giá cá tra xuất khẩu phải ở mức tối thiểu 3 USD/kg thì mới bảo đảm các bên có lãi. Nhưng do tranh giành khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã chào giá 1,8-2,3 USD/kg.

>> VASEP phản đối Mỹ tăng thuế với cá tra xuất khẩu

Việc cạnh tranh bằng cách hạ giá bán sản phẩm khiến các nhà nhập khẩu lo ngại rủi ro về chất lượng nên nhập khẩu nhỏ giọt để ép giá, hậu quả cuối cùng lại ép giá mua cá nguyên liệu trong nước.

Theo đại diện một nhà nhập khẩu và phân phối cá tra Việt Nam tại châu Âu, chính hành động phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã khiến vị thế cá tra ngày càng xuống.

Nhà nhập khẩu không thích hành động này vì họ phải cạnh tranh và khó được lãi khi luôn có người bán rẻ hơn.

Xúc tiến thương mại cần được chú trọng hơn

Ông Alfons Van Duijvenbode, chuyên viên của Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI Hà Lan) cho rằng, muốn tăng niềm tin của người tiêu dùng tại châu Âu về các món ăn từ cá tra, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược quảng bá marketing với nhiều hình thức khác nhau để nêu bật giá trị cá tra như một món ăn lý tưởng, dễ chế biến, là món nên ăn hằng ngày.

Các chuyên gia thuộc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) cho biết, người tiêu dùng châu Âu vẫn ưa chuộng cá tra do dinh dưỡng cao, thơm ngon, không có xương ngang, dễ chế biến và giá bán phù hợp.

>> Bi kịch cá tra và cơ hội M&A

Khâu yếu nhất trong ngành cá tra Việt Nam hiện nay là quảng bá, xây dựng hình ảnh. SUPA cho rằng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Na Uy trong việc phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá hồi nước này.

Tuy nhiên, nếu ngân sách xúc tiến thương mại dành riêng cho mặt hàng cá hồi Na Uy lên đến 100 triệu USD/năm thì ngân sách xúc tiến thương mại cho cả ngành thủy sản Việt Nam mỗi năm chỉ ở mức hơn 6 tỷ đồng (khoảng 250.000 USD).

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó chủ tịch VASEP, xúc tiến thương mại hiện nay không đơn giản là tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

Điều cần làm hơn là đưa truyền thông nước ngoài vào Việt Nam để họ chứng kiến tận mắt quy trình sản xuất cá tra. Từ đó tránh được tình trạng cá tra bị bôi nhọ như đã từng xảy ra.

Dù luôn coi Thái Lan là đối thủ cạnh tranh nhưng Việt Nam đã không học được kinh nghiệm xúc tiến từ nước này.

Năm 1952, ngay khi nền nông nghiệp chưa phát triển, Thái Lan đã xác định phải ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực xúc tiến thương mại với sự hình thành Cục Xúc tiến xuất khẩu.

>> VASEP đề nghị thuế nhập khẩu cá ngừ còn 0%

Cục có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở năm lĩnh vực – thông tin thị trường, đào tạo nhân lực, phát triển sản phẩm (chú trọng mẫu mã thiết kế), tổ chức sự kiện, phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài (để thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường).

Với chiến lược này, Thái Lan đã trở thành một trong những quốc gia có công nghệ xúc tiến thương mại mạnh nhất trong khu vực.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại thủy sản của Thái Lan được tiến hành với sự tham gia của các công ty tiếp thị đa quốc gia, thực hiện việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm và đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các khâu trong chuỗi sản xuất.

Một số công ty thương mại lớn của Thái cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại.

Tại Việt Nam, với ngân sách ít ỏi và sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, hầu hết doanh nghiệp đều phải tự xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại riêng.

Song, việc tiếp cận thị trường của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn đang dựa vào kinh nghiệm hơn là những chiến lược kinh doanh được nghiên cứu, xây dựng một cách bài bản, chuyên nghiệp. Đây cũng là điểm yếu khiến ngành thủy sản nước ta khó mở rộng được thị trường mới.

Hiện nay, thị trường Nga và Trung Quốc được đánh giá là rất tiềm năng do nhu cầu tiêu thụ lớn, yêu cầu chất lượng không quá gắt gao như châu Âu, nhưng theo bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, chiến lược chắc chắn nhất để xâm nhập thị trường Trung Quốc là phải xây dựng được thương hiệu sản phẩm và phát triển thị trường bền vững.

Tương tự với ý kiến của bà Lệ Khanh, ông Phạm Quang Niệm – Tham tán Thương mại tại Nga cho biết hàng thủy sản Việt Nam gặp khó khăn ở thị trường Nga là do sản phẩm chưa được quảng bá mạnh mẽ, chưa gây được sự chú ý với người tiêu dùng nước này.

Doanh nhân Sài Gòn, 07/10/2015
Đăng ngày 08/10/2015
Xuân Thu
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:12 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:12 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:12 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:12 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:12 25/04/2024