Bình Phước: Lãi 70 triệu đồng từ 1200m2 nuôi cá

Từ xưa đến nay, khu vực thị xã Bình Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, bà con nông dân còn bỏ phí, chưa đầu tư, tận dụng hết tiềm năng diện tích ao hồ có sẵn mà thường chú trọng vào cây công nghiệp, ao hồ chủ yếu dành để cung cấp nước tưới. Chính vì vậy nghe thông tin nuôi cá lãi 70 triệu đồng/năm chỉ với 1.200m2, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

ao cá

Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm nuôi cá của gia đình anh Vũ Văn Quãn, chủ mô hình nuôi cá nói trên, tại Khu phố Phú Tân, phường An Lộc, thị xã Bình Long mới thấy được cách anh làm, kinh nghiệm và kết quả đạt được là điều hiển nhiên.

Anh Quãn đã có một số kinh nghiệm nuôi cá từ ngoài Bắc, anh đến Bình Long được 2 năm nay. Anh nuôi cá từ năm 2014, lúc đầu anh thả 50kg cá giống, tuy nhiên do chưa quen với vùng đất mới, chưa biết chỗ mua cá giống uy tín nên cá chết sạch không còn con nào. Sau đó, anh tiếp tục thả thêm 80kg cá giống trong đó rô phi đơn tính chiếm 80% còn lại là cá chép, trắm cỏ, cá mè. Sau gần một năm nuôi anh thu tổng cộng được 3,1 tấn cá các loại trong đó rô phi được khoảng 2 tấn, nhưng do giá rô phi rẻ nên lợi nhuận chỉ đạt hơn 2 chục triệu đồng.

Đầu năm 2015 anh thả 100kg cá giống với tỷ lệ: Cá chép 50kg (kích cỡ 100con/kg); cá trắm cỏ 30kg (kích cỡ 50 con/kg); cá rô phi 15kg; cá mè 5kg. Giữa tháng 8 anh đánh tỉa cá trắm cỏ, rô phi được 1,4 tấn (cá trắm đạt trung bình 2,0 – 2,3kg/con) bán được 48 triệu đồng, dưới ao còn trên 2 tấn cá các loại trong đó chủ yếu là cá chép với trọng lượng trung bình 0,5 - 0,6 kg/con. Tổng chi phí cho giống và thức ăn hết 70 triệu đồng, đến cuối năm anh đánh bắt toàn bộ, giá bán trung bình 50.000 đồng/kg thu được khoảng 100 triệu đồng. Như vậy qua 2 lần thu trừ chi phí anh có lợi nhuận 70 triệu đồng.

Qua cuộc nói chuyện anh cho rằng nuôi cá rất dễ, “làm chơi ăn thật” song muốn nuôi đạt năng suất cao phải tùy thuộc từng vùng miền, kỹ thuật nuôi vẫn tuân thủ cơ bản theo quy trình nhưng cũng cần có kinh nghiệm riêng để giảm chi phí, tận dụng tối đa diện tích mặt nước nhằm tăng hiệu quả, đó là:

1. Xử lý ao nuôi thật kỹ, một năm nạo vét, phơi khô đáy ao một lần, dùng vôi, lân để khử trùng, tạo màu nước trong ao, chọn cá giống đảm bảo chất lượng, độ đồng đều cao, sạch bệnh, mua nơi có uy tín. Kiểm soát tốt nguồn nước vào ao (anh chủ yếu dùng nước giếng khoan sau đó cho chảy qua các bao vôi để đảm bảo độ PH)

2. Nuôi với mật độ dày, nhất thiết phải dùng máy sục khí, đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế, tuyệt đối không dùng nước mưa ở các cống rãnh xung quanh cho chảy vào ao.

3. Cho ăn 2 lần/ngày với lượng 1,5 – 2% trọng lượng cá (đối với cá lớn); 6 - 7 lần/ngày với lượng 5% trọng lượng cá (đối với cá nhỏ), thức ăn chủ yếu là cỏ voi (cho cá trắm), cám tổng hợp Cargill (cho cá chép). Không sử dụng các loại cám tổng hợp có hàm lượng Potein dưới 30%.

4. Không dùng phân hữu cơ, u rê, thuốc kháng sinh để cho cá ăn và phòng trị bệnh trong suốt quá trình nuôi vì đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và gây bệnh cho cá. Định kỳ 1 tháng 3 lần anh cho cá ăn tỏi để phòng trị bệnh nấm, đen đầu, đốm đỏ, lở loét; cây chó đẻ, cây cỏ mực để phòng trị bệnh đường ruột. Liều phòng bệnh: 0,2kg tỏi/10kg cám; liều trị bệnh: 0,5kg tỏi/100kg trọng lượng cá. Tất cả tỏi, cây chó đẻ, cỏ mực anh xay nhuyễn rồi trộn vào cám để cho cá ăn (khi phòng, trị bệnh như vậy nên giảm bớt lượng cám để cá ăn hết).

5. Khi thấy cá nổi đầu, màu nước xanh đặc hơn bình thường thì tiến hành giảm lượng thức ăn, thay nước (thêm 1/3 lượng nước mới), khi nước bị váng vàng dùng vôi cục hòa tan để qua đêm rồi lấy phần nước vôi trong té khắp mặt ao (không sử dụng phần vôi lắng cặn).

6. Khi đánh bắt tỉa xong thì thả thêm cá giống, đồng thời trong ao luôn nuôi thêm 1% giống cá lóc (vì anh cho rằng đây là những con dọn vệ sinh cho ao để ao khỏi bị ô nhiễm, cá lóc sẽ ăn hết những con cá còi, yếu, cá bị bệnh, cá chết có trong ao, cá lóc nuôi thường chậm lớn hơn các cá khác nên không sợ chúng ăn các loại cá khác.

Một người cởi mở, dễ gần say mê với nghề, anh cho rằng cá rất dễ nuôi, đầu tư thấp, tốn ít công sức, cho thu nhập cao trên một đơn vị diện tích. Cuối năm 2015 anh sẽ mở rộng thêm 3000m2 nữa và mong muốn kết hợp với tất cả các hộ khác hình thành vùng nuôi cá sạch để cung ứng ra thị trường và hẹn chúng tôi cứ 1 tháng tới thăm 2 lần để tận hưởng sản phẩm cá sạch do anh làm ra.

Có thể nói đây là một địa chỉ tin cậy hiệu quả để bà con trong vùng có nhu cầu học hỏi và áp dụng để tăng thu nhập cho gia đình.

Khuyến Nông VN, 08/10/2015
Đăng ngày 10/10/2015
Nguyễn Thị Hạnh - Trạm Khuyến nông Bình Long, Bình Phước
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:56 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:56 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:56 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:56 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:56 19/04/2024