Thủy sản dễ bị nhiễm estrogen!

Nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, cho thấy, tuy không là tất cả, nhưng các estrogen trong thuốc ngừa thai là tác nhân chính gây ô nhiễm estrogen ở các sông, đầm, hồ.

thủy sản nhiễm estrogen
Ảnh minh họa

Gần đây, câu chuyện lươn “ngậm” thuốc ngừa thai đang dậy lên nhiều lo ngại và có những quan điểm trái chiều khi nhà chăn nuôi khẳng định không thể có chuyện cho thuốc ngừa thai vào thức ăn nuôi lươn còn một nhà khoa học lại biện giải rằng nếu lỡ có nhiễm thuốc ngừa thai trong thịt lươn thì chỉ cần nấu chín là xong. Bài viết này sẽ đưa them những thông tin về các hoóc môn (nội tiết tố)  nữ có thể nhiễm bẩn vào thức ăn.

Thủy sản rất dễ bị nhiễm các hóc môn sinh dục nữ

Các estrogen là một trong những chất gây rối loạn nội tiết (endocrine-disrupting compounds, EDCs) rất phổ biến. Khi chất EDC xâm nhiễm vào môi trường, nó có thể gây ra rối loạn chức năng sinh sản nam giới đến động vật hoang dã. Người ta thấy các estrogen này khi được thải ra từ động vật nuôi trong trang trại vào hệ thống nước ngọt, các thủy sản như cá, tôm, lươn.. tiếp xúc với mức độ thấp của estrogen có thể gây rối loạn chức năng sinh sản.

Nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, cho thấy, tuy không là tất cả, nhưng các estrogen trong thuốc ngừa thai là tác nhân chính gây ô nhiễm estrogen ở các sông, đầm, hồ. Estrogen tổng hợp trong thuốc ngừa thai làm gián đoạn sinh sản ở một số loài cá như cá chép Nam Âu (Rutilus rutilus). Các hoóc môn có thể kích hoạt cá đực phát triển cơ quan sinh dục nữ và để sản xuất trứng, và các nhà nghiên cứu cho thấy có liên hệ giữa nhiễm estrogen trong nước uống với vấn đề sinh sản và bệnh ung thư của con người.

Người ta cũng đã ghi nhận rằng ở các trang trại quy mô lớn, động vật, bãi rác, dược phẩm, đồ dùng sinh hoạt.v.v..… sẽ tạo ra những hóa chất giống như estrogen (xeno estrogen) cũng được thải nhập vào nguồn nước gây ô nhiễm các chất EDC.

Để hiểu rõ hơn về nguồn estrogen trong nước uống, Tiến sĩ Amber Wise và các đồng nghiệp, ĐH UC, San Francisco, đã làm đến 82 đề tài nghiên cứu khoa học và đã ước tính rằng ethinylestradiol, estrogen tổng hợp thường được sử dụng nhất trong các loại thuốc tránh thai, khả năng chiếm gần bằng 1% của tổng estrogen bài tiết của người Mỹ. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho nguồn estrogen khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con người.

Đun nấu khó phân hủy các estrogen lẫn trong thực phẩm

Cũng như chất tiền thân là cholesterol, các hoóc môn có nhân steroid như hoóc môn nữ (estrone, estradiol, estriol, E1, E2,E3) đều khá bền với nhiệt độ. Các món ăn chiên xào vẫn chứa nhiều chất béo trong đó có cholesterol.

Người ta đã kiểm tra tính chịu nhiệt (heat stability), không bị hủy khi đun nấu, của các estrogen tự nhiên (estrone E1, β-estradiol (β-E2) và estriol E3) và một số xenoestrogen trong dầu thực vật và nước đun nóng cho thấy chúng ổn định trong dung dịch nước sôi 100°C.

Các estrogen tự nhiên cũng ổn định trong dầu thực vật đun nóng (160-180°C), trong khi catechol estrogen giảm chỉ giảm 30-50% sau thời gian 2 giờ thí nghiệm. Nghiên cứu này cho thấy rằng nấu ăn có làm giảm nhưng không loại trừ hết khả năng phơi nhiễm với cá estrogen có trong thức ăn.

lươn nhiễm độc
Ảnh minh họa

Hai điều bàn luận

Trong môi trường tự nhiên, cá, tôm, lươn, trạch… có thể nhiễm các chất gây biến đổi nội tiết EDCs, đặc biệt là các estrogen tự nhiên hay ngoại lai, gây phát triển “siêu thịt” hơn các thủy sản bình thường. Những chất này có thể “ngấm” vào cơ thể các thủy sản qua đường ăn uống hay thẩm thấu. Nhà chăn nuôi có thể cho thuốc ngừa thai vào quy trình chăn nuôi là có thể trên lý thuyết.

Cơ quan chức năng, cụ thể là Ủy ban An toàn Thực phẩm phải có trách nhiệm kiểm tra, “đóng dấu” thực phẩm sạch để người tiêu dùng an tâm.

Cần lưu ý, là các thực phẩm “ngậm” thuốc ngừa thai này bền với nhiệt độ, không hay rất ít bị phân hủy khi đun nấu, những thức ăn nấu lươn “nghi vấn” nên đổ bỏ là hơn!!!

Báo Dân Trí, 14/10/2015
Đăng ngày 14/10/2015
TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
Ẩm thực

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Gợi ý những món khô để nhâm nhi ngày cuối tuần

Cuối tuần là khoảng thời gian để gia đình, bạn bè hội họp để gặp gỡ nhau, vậy bạn đã chuẩn bị những món gì để chiêu đãi cả nhà đây ạ? Sau đây, Tép Bạc sẽ gợi ý cho bạn những món khô để nhậu nhâm nhi, góp phần tăng không khí vui vẻ và đầm ấm nhé!.

Món khô ngon
• 08:00 21/02/2024

Điểm danh các loài hải sản tươi sống làm Sashimi

Sashimi là một món ăn khá đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản. Không giống như Sushi với sự kết hợp đa dạng của nhiều nguyên liệu, Sashimi chỉ tập trung vào duy nhất một thành phần chính: hải sản tươi sống. Cùng Tép Bạc điểm danh các loại hải sản làm Sashimi ngon nhất Nhật Bản nhé.

Sashimi
• 10:26 17/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 19:24 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 19:24 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:24 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 19:24 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:24 29/03/2024