Sản phẩm cá tra chế biến XK chỉ chiếm hơn 1%

Cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực nhưng hiện sản phẩm cá tra giá trị giá tăng (cá tra chế biến) thuộc mã HS 16 chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn là 1,11% trong tổng trị giá xuất khẩu.

chế biến cá tra
Việc phát triển các sản phẩm cá tra xuất khẩu mới gặp khá nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyễn Thanh

Nếu như năm 2000, thị trường xuất khẩu cá tra mới chỉ dừng ở 8 nước lớn (trong đó, Mỹ và Nhật Bản đã chiếm đến 83% tổng giá trị xuất khẩu), sản phẩm chỉ là cá tra, cá basa đông lạnh thì đến năm 2010, cá tra đã được xuất khẩu tới hơn 140 thị trường, trong đó 5 thị trường xuất khẩu lớn là: EU, Mỹ, Mexico, ASEAN và Nga, chiếm 63,3% tổng trị giá xuất khẩu.

Cùng với đó sản phẩm cá tra xuất khẩu cũng đa dạng với hơn 30 loại (nguyên con, cắt khúc, phile cắt khúc tẩm bột chiên sơ, cắt miếng tẩm gia vị đông lạnh, tôm và cá tra quấn khoai tây, xiên que, cá tra quấn cá hồi, cá tra nướng…). Tuy nhiên, tại thời điểm này (năm 2010) sản phẩm cá tra giá trị gia tăng (thuộc mã HS16) vẫn chỉ chiếm 0,75% tổng trị giá xuất khẩu.

Thực tế này hiện vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì sản phẩm cá tra giá trị gia tăng xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu, cá tra đông lạnh (mã HS 03) vẫn chiếm đến 98,89%, còn cá tra giá trị gia tăng chỉ chiếm 1,11%. Trong đó, 65% sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu sang thị trường EU.

Theo mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16-8-2013, đến năm 2020, tỷ trọng sản phẩm thủy sản (trong đó có ngành cá tra) giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 50% trong tổng số trị giá xuất khẩu và đến năm 2030, tỷ trọng này đạt 60%.

VASEP nhận định: để đạt được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch rất khó khăn cho cả nhà nước và doanh nghiệp. 

Thực tế việc đổi mới sản phẩm xuất khẩu đến nay vẫn do yêu cầu từ thị trường, khách hàng hay tự thân doanh nghiệp sáng tạo, tìm tòi. Tuy nhiên, do hoạt động quảng bá, phát triển thương hiệu của nhà nước tại thị trường nước ngoài yếu, chiến lược marketing, thuyết phục khách hàng chưa cao nên nhiều sản phẩm mới sản xuất thử nghiệm chưa thực sự thành công.

Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, giá hàng giá trị gia tăng cao hơn so với hàng đông lạnh nên ít đối tác đặt hàng hoặc đơn hàng nhỏ, không thường xuyên. Trong khi đó, chi phí sản xuất, nhân công trong sản xuất, thăm dò thị trường cao khiến cho doanh nghiệp không có lời.

Báo Hải Quan, 21/10/2015
Đăng ngày 22/10/2015
Thanh Nguyễn
Chế biến

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:35 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:35 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:35 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:35 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:35 25/04/2024