Làm giàu từ những sản vật biển khơi

Từ hai bàn tay trắng với đôi gánh hàng rong trĩu nặng trên vai, chị Võ Thị The (55 tuổi), khu phố 1, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã vươn lên làm giàu từ những sản vật của biển khơi, qua đó phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn khác vươn lên trong cuộc sống.

vận chuyển cá lên bờ
Vận chuyển cá lên bờ để tiêu thụ.Ảnh: Bùi Trường Giang-TTXVN

Sinh ra trong gia đình có 8 anh em, lại là con đầu nên từ nhỏ chị The đã phải bươn chải làm lụng để phụ giúp gia đình. Năm 1979, chị lập gia đình nhưng do chồng đi bộ đội xa, một mình chị ở nhà nuôi con nhỏ cùng bố mẹ chồng già yếu. Mùa hè, chị đến tận các ghe thuyền để mua cá về làm mắm và ruốc. Hai quang gánh theo đôi bàn chân chị rong ruổi đi khắp các huyện gần xa trong tỉnh để bán nước mắm. 

Năm 1986, chị xin vào Nha Trang làm giúp việc cho các cơ sở chế biến nước mắm để học việc. Chị The tâm sự: Ngày ấy, tôi muốn học cách làm mắm nhưng vì điều kiện kinh tế không thể học được nên xin vào làm giúp việc cho các cơ sở chế biến để học hỏi. Tôi chú ý từ cách chế biến, bảo quản, phương pháp muối và lọc… để tăng thêm kiến thức cho bản thân. Tôi cũng hi vọng rằng sau này mình có thể mở được một cơ sở chế biến thủy sản, làm giàu từ chính sản vật quê hương của mình”. 

Ấp ủ ước mơ từ gánh hàng rong, chị cần mẫn tích cóp dần dần để rồi năm 2006 chị mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng và hội phụ nữ số tiền gần 230 triệu đồng để mở Cơ sở chế biến thủy sản Phụng The sản xuất các mặt hàng như: Nước mắm, ruốc, cá khô, mắm nêm… Chị đầu tư xây dựng nhà xưởng, âu, bể lọc nước mắm, mua nguyên liệu, kho lạnh, mua sắm dụng cụ… Những năm đầu hoạt động, cơ sở của chị gặp rất nhiều khó khăn khi chưa có đầu ra cho sản phẩm. Thế nhưng bằng đức tính cần mẫn, chịu thương, chịu khó, trên chiếc xe máy cũ mới sắm được chị chở sản phẩm đi các huyện gần xa để bán và quảng bá sản phẩm. 

Nhớ lại những tháng ngày ấy chị The kể: Mới đầu do chưa có đầu ra, hàng không bán được, ngồi nhìn đống hàng trong kho mà tôi ứa nước mắt. Tự dặn lòng phải cố gắng lên ngày trước với đôi gánh hàng rong khổ là vậy mình còn vượt qua được thì hôm nay phải mạnh mẽ cố gắng hơn. Nghĩ sao làm vậy, tôi lặn lội chở hàng đi khắp nơi trong tỉnh để chào bán và ký gửi. Từ các hộ dân, chợ đầu mối đến nhà hàng, khách sạn hay cơ sở kinh doanh chỗ nào tôi cũng đến vừa bán, vừa tặng để quảng bá sản phẩm và tạo mối quan hệ. Dần dà khi người tiêu dùng thấy chất lượng hàng mình tốt và tin tưởng sản phẩm bắt đầu tiêu thụ mạnh. 

Trời không phụ lòng người, từ những khó khăn ban đầu, đến nay cơ sở của chị hàng năm mang lại lợi nhuận từ 150-200 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động thời vụ và 7 lao động thường xuyên với số tiền công khoảng 200.000 đồng/ngày. Chị còn giúp đỡ cho gia đình 2 người làm công thoát khỏi diện hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Mùa hè, cơ sở của chị thu mua từ 10-15 tấn/tháng để làm nguyên liệu để chế biến. Đặc biệt vào năm 2010 khi chị đăng ký thương hiệu riêng thì trung bình 1 tháng cơ sở chị xuất khoảng 3-5 tấn hàng ra thị trường. Sản phẩm của chị được tiêu thụ mạnh không chỉ ở trong tỉnh mà được bán ở các tỉnh khác như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…, được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. 

Chị Lê Thị Huyền, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cửa Việt cho biết: “Chị The là người đảm đang, năng động sáng tạo từ việc nhà đến phát triển kinh tế. Chị là tấm gương phụ nữ tiêu biểu để những người khác noi gương học theo…”. 

Niềm tự hào lớn nhất của chị The chính là 5 người con đều học đại học, trong đó 4 người đã có việc làm ổn định, người con út hiện đang học ngành y ở Huế. Chị chia sẻ: Ngày xưa gia đình đông anh em nên tôi phải nghỉ học từ sớm để phụ gia đình. Tôi đã tự dặn lòng mình rằng sau này dù khó khăn vất vả bao nhiêu đi nữa cũng phải cố gắng để cho con cái học hành thành tài. Hiểu được tâm nguyện và khó khăn của mẹ nên các con đã cố gắng học tập tốt, bây giờ đều có việc làm ổn định, đây chính là thành quả lớn nhất của cuộc đời tôi”.

Báo Tin Tức, 22/10/2015
Đăng ngày 23/10/2015
Thanh Thủy
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:36 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:36 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:36 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:36 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:36 29/03/2024