Nhận diện khó khăn, Bộ Công Thương "lên dây cót"

Tốc độ tăng trưởng giảm, giá giảm sâu, tỷ giá biến động là những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu đang phải “đón nhận”. Do vậy, cả doanh nghiệp và Bộ Công Thương đều lo lắng cho mục tiêu xuất khẩu năm nay.

tôm sú
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tăng trưởng giảm

Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, năm nay diễn biến thị trường rất phức tạp. Từ cuối năm 2014 sang đầu 2015, xuất khẩu dệt may đã  có dấu hiệu khó khăn khi nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng. Bước sang quý I-2015, nhiều doanh nghiệp đã thiếu việc làm, quý II, quý III có xu hướng tăng nhưng sang quý IV xuất khẩu lại giảm.

Không những thế, trào lưu đầu từ vào ngành dệt may ngày một nhiều khiến đơn hàng xuất khẩu đến tay doanh nghiệp cũng ngày một hạn chế. “Đây là nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu năm 2014 tăng trưởng 17-18% nhưng năm nay chỉ tăng 10%”, bà Dung nói.

Dự kiến, 3 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may sẽ cán đích là 27-27,5 tỷ USD cho tất cả các mặt hàng, nhưng mức tăng trưởng chỉ khoảng 9,3-11%.

Khó khăn không kém ngành dệt may, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành này trong năm 2015 sẽ giảm khoảng 10-15% và trị giá chỉ đạt 6,6-6,7 tỷ USD, giảm hơn 1 tỷ USD so với năm ngoái.

Phân tích cụ thể hơn, ông Nam cho biết, hầu hết các nhóm mặt hàng đều giảm giá sâu. Mặc dù Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đã có nhiều giải pháp nhưng vòng xoáy giảm giá đã khiến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đều phải co hẹp sản xuất.

Ông Nam dẫn chứng, mặt hàng tôm đến lúc này đang phải cạnh tranh với Ấn Độ khi cả sản lượng và giá thành tôm của thị trường này đều thấp hơn Việt Nam.

Hơn nữa, tại các thị trường Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Ecuador… giá trị các đồng tiền đều giảm. Do đó thời gian tới, các sản phẩm thủy sản Việt Nam đều nằm trong vòng xoáy giá giảm mà chưa có giải pháp gì hữu hiệu để khắc phục trong giai đoạn trước mắt.

Giải cứu

Đại diện của VASEP kiến nghị, Nhà nước cần giảm lãi suất vay ngắn hạn (hiện nay là 7%). Năm ngoái, đề xuất được giảm 1% về tỷ giá nhưng chưa đủ bởi giá thành sản xuất của Việt Nam hiện nay rất cao nên về lâu dài vẫn phải tính tiếp giải pháp này.

Còn theo vị đại diện của Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam, từ nay đến cuối năm, Hiệp hội mong muốn các cơ quan quản lý chức năng rà soát đánh giá lại, xem có giải pháp nào thiết thực, cần cụ thể hóa ngay để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Với những khó khăn của doanh nghiệp, được biết Bộ Công Thương đã có cuộc "triệu tập" các hiệp hội, ngành hàng để đẩy mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, 9 tháng qua có nhiều vấn đề được bộc lộ như tiền tệ, tỷ giá của Trung Quốc và các quốc gia đối tác áp dụng các biện pháp tự vệ. Nếu chúng ta không có các biện pháp ứng phó linh hoạt nhanh tác động tiêu cực đến các ngành hàng xuất khẩu sẽ còn lớn hơn, nghiêm trọng hơn.

Đối với sản phẩm chủ lực nông lâm thủy sản, chu kỳ giảm giá, bão hòa cân đối cung cầu trên thế giới cho thấy diễn biến thời gian tới còn phức tạp hơn. Mức độ cạnh tranh từ các quốc gia, sự sụt giá (như của tôm giảm 30%), năng lực và chất lượng cạnh tranh của Việt Nam đã suy giảm nhiều. Do đó, cần đặt ra một cách nghiêm túc về chiến lược phát triển bền vững đối với các ngành thủy sản. Các ngành khác như lúa gạo, cà phê, cao su cần có chiến lược phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu… nhìn nhận thực tế để đề ra giải pháp.

“Những tháng cuối năm, phấn đấu kết quả như đăng ký với Quốc hội là vấn đề khó, đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng dù thế nào đi nữa Chính phủ cũng thống nhất không điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng, kể cả xuất khẩu”, ông Trần Tuấn Anh tỏ ra lo lắng.

Vì vậy, vị Thứ trưởng đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thành kế hoạch xuất khẩu trong năm 2015. Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ ngành khác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về tín dụng, thị trường để doanh nghiệp có điều kiện cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn nữa.

Bộ Công Thương sẽ duy trì các cuộc làm việc với các hiệp hội, ngành hàng để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, đồng thời, các hiệp hội cũng cần chủ động có những kiến nghị, đề xuất Bộ Công Thương tìm hướng giải quyết.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là tăng 10% so với năm 2014, nhưng 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 73,2%. Do đó, bình quân mỗi tháng cuối năm, Việt Nam phải đạt hơn 14,7 tỷ USD mới “cán đích”.

Báo Hải Quan, 23/10/2015
Đăng ngày 24/10/2015
Phan Thu
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:32 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:32 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:32 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:32 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:32 25/04/2024