Báu vật của làng

Một người dân xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) tự hào khoe rằng rừng nguyên sinh chỉ có ở thôn Đông Xuân, đấy là của để dành của dân làng.

cây mắm
Những cây mắm cổ thụ trong rừng ngập mặn.

Vì phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ nên không ít rừng ngập mặn nguyên sinh ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) bị tàn phá. Nhưng ở thôn Đông Xuân, người dân ý thức được rằng, rừng bị phá thì làng sẽ mất nên họ quyết tâm giữ rừng.

Tấm áo giáp

Về xã Tam Giang, hỏi rừng ngập mặn, một người dân cho hay: Chú hỏi rừng mới trồng hay rừng nguyên sinh? Nói rồi, người này khoe rằng, rừng nguyên sinh chỉ có ở thôn Đông Xuân, đấy là của để dành của dân làng, có những cây một người ôm không xuể. “Trên địa bàn huyện Núi Thành chỉ còn sót lại rừng này, cây cối dày đặc nên chim bay về trú ngụ; thủy hải sản sinh sôi phát triển”, người này nói.

Ông Nguyễn Ngọc Chính, một người dân trông coi cánh rừng ở thôn Đông Xuân, cho hay, xã Tam Giang giống như một ốc đảo, bốn phía sông nước bao quanh. Do đó, mỗi đợt mưa bão ập đến, nhà cửa tan hoang, đất đai, đê điều bị sóng đánh tan tành. Nhưng may mắn còn sót lại khu rừng ngập mặn nguyên sinh với diện tích gần 50 ha nên đã bảo vệ bà con trong thôn.

Theo con đường đê, chúng tôi rời làng tiến về bãi bồi bên sông thì quả đúng như vậy, một khu rừng nguyên sinh với những cây mắm cổ thụ, có nhiều cây một người ôm không xuể.

“Từ ngày tôi lớn lên đã thấy rừng rồi, cha ông truyền lại rằng, thủa trước người dân Tam Giang thường xuyên đối diện với mưa bão. Mỗi lần lũ lụt thì rác thải từ sông Trường Giang ập vào làng, ruộng đồng bị bồi lấp, nhà cửa, mồ mả bị sạt lở. Để cứu làng, những thế hệ trước trồng cây chắn sóng như mắm, bần, đước và cứ theo năm tháng, nó lớn lên và sinh sôi phát triển, thành rừng ngập mặn này”, ông Chính kể.

chăm sóc cây trồng
Ông Chính đang chăm sóc những cây mới trồng 

Từ những năm 1980 về trước, xung quanh xã Tam Giang đều có rừng ngập mặn bao bọc, đâu đâu cũng thấy màu xanh của rừng với diện tích gần 200 ha. Nhưng giai đoạn 1995-2000, người dân chặt rừng để nuôi tôm.

Thấy vậy, bản thân ông Chính cùng nhiều bậc cao niên trong làng đến gõ cửa từng nhà, khuyên bảo bà con đừng phá rừng. Thôn nào phá thì gặp tại họa, còn thôn Đông Xuân quyết giữ, ì thế mà 50 ha rừng còn nguyên vẹn. Trong đó có khoảng 500 cây mắm cổ thụ đường 40-50cm, với tuổi đời trên 200 năm. Dưới tán cây cổ thụ gồm cây đước, bần mọc san sát, tạo một quần thể đa dạng.

“Rừng ngập mặn còn thì chắc chắn đất đai, nhà cửa bà con không bị cuốn trôi mỗi khi bão tố xuất hiện. Đặc biệt, trong thời buổi biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì rừng càng phát huy tác dụng", ông Chính bày tỏ.

Để bảo vệ rừng, người dân thôn Tam Xuân có quy chế rõ ràng, ai xâm phạm sẽ bị lập biên bản xử phạt. “Đúng là có quy chế thật, nhưng thấy được tai họa do phá rừng nuôi tôm nên người dân tự ý thức được điều này. Trong thôn chỉ có một số hộ dân chặt cành lấy lá làm phân xanh, không ai đụng đến thân cây. Như cơn bão số 9 năm 2009, khi diện tích rừng ở các thôn trong xã bị phá để nuôi tôm, thì y rằng nhà cửa bị tốc mái rất nhiều, tuyến đê biển bị đánh trôi. Còn thôn Đông Xuân không bị ảnh hưởng nhiều”, ông Chính tâm sự.

khu vực trồng rừng
Khu vực rừng trồng rừng mặn 

Đi từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông An dài hơn 1km, một tuyến đê chắn sóng kết hợp đường dân sinh, phía trong là nhà cửa, phía bên ngoài cây cối nối đuôi nhau xanh ngút ngàn.

“Còn rừng, chim muông bay về trú ngụ dày đặc, dưới nước môi trường phát triển tạo điều kiện cho người dân địa phương và bà con lân cận đánh bắt hải sản. Đặc biệt, tôm cua, trùn biển nhiều vô kể…”, ông Chính tâm sự.

Ông Chính nói thêm: “Ngày trước các thôn khác chặt phá, giờ phải trồng mới, không làng sẽ mất, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, còn Đông Xuân thì trồng thêm rừng tiếp sức cho tấm áo giáp”.

Cộng đồng quản lý

Không ai hiểu rõ chuyện mất rừng thì cuộc sống bị xáo trộn như người dân Tam Giang, bởi những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng nặng nề cho bà con. Nước biển dâng cao hay mỗi đợt bão lũ xuất hiện cướp đi nhiều diện tích trên địa bàn xã. Do đó, cần phải ra sức bảo vệ và trồng thêm rừng, thì làng xóm mới an cư mà lập nghiệp.

góc rừng ngập mặn
Một góc rừng ngập mặn cổ thụ

Gặp ông Phạm Văn Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang, tôi hỏi: Vì sao người dân phá rừng làm ao nuôi mà xã không có biện pháp ngăn cản? Ông Châu cho hay: Lúc đó, chính quyền xã vẫn chưa có cơ chế bảo vệ diện tích rừng ngập mặn nên người dân nào có nguyện vọng chặt rừng, lấy đất nuôi tôm thì viết đơn. Sau đó xã sẽ xét và đồng ý thì bà con được phép làm, trong khi diện tích rừng ngập mặn cả xã lúc đó lên đến vài trăm ha.

Ông Châu dẫn giải, thời điểm đó mỗi ha tôm nuôi nước lợ có thể thu về hàng trăm triệu đồng sau vài tháng thả nuôi nên mạnh ai nấy làm.

“Lợi ích kiếm được từ đây là quá lớn! Nhưng lạ thay, hầu hết dân trong thôn Đông Xuân, xã Tam Giang vẫn bình thản, coi như chưa biết gì về phong trào chặt rừng xảy ra bên cạnh thôn mình, họ vẫn theo nghề biển, nghề làm nông kiếm sống. Bà con Đông Xuân quyết không phá rừng”, ông Châu bộc bạch.

Biết được tác hại khi mất rừng, không còn cách nào khác phải nhanh chóng trồng mới và thật may mắn, xã Tam Giang được Trường ĐH Huế đầu tư trồng mới 1 ha cây bần, cây đước tại địa phương. Đặc biệt đầu năm nay, UBND huyện Núi Thành cấp 3,2 tỷ đồng trồng 27 ha rừng tại các thôn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khi cánh rừng mới được trồng, chính quyền xã Tam Giang quyết định ban hành quy chế cộng đồng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn. Theo đó, đối tượng được áp dụng là các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân liên quan đến việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng ngập mặn trên địa bàn xã, bao gồm cả diện tích rừng đã được giao cho cá nhân quản lý và diện tích rừng, đất rừng do UBND xã quản lý.

khu rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn bảo vệ người dân Tam Giang 

Quy định nêu rõ: Khai thác thủy hải sản không gây hại đến rừng ngập mặn như lưới cào, bắt ốc và hàu bằng tay... Chỉ được thực hiện ở những khu vực rừng ngập mặn có tuổi cây lớn hơn 5 năm. Chặt tỉa cây ngập mặn phục vụ công tác chăm sóc rừng có sự cho phép và được giám sát của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

“Tại rừng ngập mặn cổ thụ và trồng mới, những hoạt động không được phép trong rừng ngập mặn gồm lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn trái phép. Chặt phá, đào bới đất rừng ngập mặn để khai thác thủy sản hay làm ao nuôi thủy sản trái phép. Cấm thả gia súc, đổ các loại rác thải trong rừng ngập mặn. Bằng sự chăm sóc đặc biệt của người dân tôi tin rằng chỉ vài năm nữa thôi, những cách rừng ngập mặn sẽ được phục hồi”, ông Châu nói. 

Hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn không ai khác chính là do người dân phải bảo vệ, nhất là những nơi mới trồng. Hằng ngày bà con thay nhau thu gom rác, làm vệ sinh tại các khu rừng ngập mặn trong địa bàn. Bên cạnh đó người dân tự giác trồng cây ngập mặn ở những diện tích còn trống, tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và chăm sóc rừng trồng, phát hiện những vi phạm báo cho cho cơ quan chức năng.

Báo Nông nghiệp VN, 26/10/2015
Đăng ngày 27/10/2015
Đắc Thành
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 06:39 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 06:39 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 06:39 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 06:39 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 06:39 19/04/2024