Kỹ thuật chăn nuôi vịt và cá kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao

Tuy chăn nuôi vịt-cá kết hợp nhưng vẫn có kỹ thuật chăn nuôi khác nhau, vì vậy bà con nên hiểu rõ những yêu cầu cũng như điều kiện riêng khi chăn nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

nuôi vịt cá
Cần hiểu rõ kỹ thuật chăn nuôi cá và vịt khi thực hiện mô hình nuôi kết hợp

Chăn nuôi kết hợp vịt cá là phương thức chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao trên một diện tích ao hồ. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cá, vịt phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc của người nông dân. Bên cạnh đó, nuôi vịt và nuôi cá là hai nghề khác nhau vì vậy kỹ thuật nuôi cũng khác nhau.

Kỹ thuật chăn nuôi vịt trong mô hình nuôi vịt – cá kết hợp

Chọn vịt khoẻ mạnh, tránh khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn. Nếu là vịt nuôi để lấy trứng thì nên chọn trống mái ngay từ một ngày tuổi để loại những con trống nuôi thịt.

Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc dùng gạo lật, mảnh ngô nấu chín, thóc luộc (giai đoạn nhỏ), thóc nguyên hạt (giai đoạn vịt lớn) trộn thêm cá, đậu tương rang hoặc cua, ốc, tôm, tép, premix vitamin. Lượng thức ăn cần bảo đảm:

1-3 tuần: Protein 20%, năng lượng 2900 kcal

4-8 tuần: Protein 17%, năng lượng 2900 kcal

9-18 tuần: Protein 14%, năng lượng 2900 kcal

19 tuần trở lên: Protein 17%, năng lượng 2700 kcal

Lượng thức ăn thích hợp cho vịt đẻ trứng, người chăn nuôi có thể tăng giảm cho phù hợp với từng giống vịt và điều kiện bổ sung nguồn thứuc ăn có sẵn tại chỗ.

Từ 1-7 ngày cho ăn 80 – 100g/con

Từ 8-14 ngày cho ăn 250 – 300g/con, tập cho vịt ăn thóc luộc và thả xuống ao.

Từ 22-90 ngày cho ăn bổ sung 100 – 110g/con/ngày

Từ 91-120 ngày cho ăn bổ sung 120 – 130g thóc/con/ngày

Khi vịt đẻ có thể cho ăn hỗn hợp cám đậm đặc và thóc tỷ lệ 30-40% đậm đặc, 60-70% thóc, tuỳ theo khả năng bổ sung các loại thức ăn khác như cá, tôm, cua ốc, rau bèo. Luôn luôn bảo đảm nước uống sạch đủ.

Kỹ thuật chăn nuôi cá trong mô hình vịt – cá kết hợp

Chọn ao nuôi và xác định loại cá nuôi chính: Ao có diện tích 1000 m2 trở lên mức nước sâu 1,5m – 2m chất nước có màu tốt nên nuôi cá mè làm chủ. Ao đất thịt pha cát có đất đáy là cát bùn thì nên nuôi cá trôi làm chủ. Ao có diện tích rộng có nhiều rong bèo có cỏ và ở nơi có nhiều thức ăn xanh thì nuôi cá trắm cỏ làm chủ. Những ao có nguồn nước rửa chuồng, có thức ăn thừa của lợn, vịt có thể thả cá rô phi làm chủ. Trong hệ thống kết hợp cá vịt có thể áp dụng được cả 4 loại hình trên. Riêng loại hình thứ tư cá rô phi làm chủ còn nhằm mục đích cung cấp cá thường xuyên cho vịt thay vì dùng các loại thức ăn đạm động vật khác.

Ao được tát dọn, nếu nhiều bùn thì vét bớt bùn ở đáy ao, sửa lại những chỗ bị sụt lở. Đóng cọc tre, chắn phên hoặc lưới nilon quanh bờ ao cách bờ tối thiểu 40cm. Rắc vôi bột để diệt cá tạp và khử độ chua nếu có. Khi tháo nước vào, nước phải ngập các phên hoặc mặt lưới khoảng 20cm phần phên, lưới còn lại trên mặt nước tối thiểu 30cm.

Thời vụ thả cá có hai vụ: Vụ xuân và vụ thu. Ở các tỉnh phía Bắc không nên thả cá rô phi vào vụ thu đông vì trời rét dễ bị chết. Nếu thả cá rô phi thì phải chú ý chống rét. Thả cá phải chọn những con khoẻ, cỡ giống tương đối đồng đều, không bị nhiễm bệnh.

ao cá vịt
Để đạt năng suất vịt cao, bà con nên nghiên cứu kỹ kỹ thuật chăn nuôi trước khi thực hiện

Thức ăn chủ yếu của cá là phân chuồng, rau xanh (hoặc chất xanh như là cỏ, rau, bèo rong…) phân đạm, phân lân. Ở hệ thống nuôi kết hợp cá vịt phân chuồng, phân xanh đã được vịt cung cấp qua chất thải của chúng là phân vịt. Ngoài ra còn có các chất thải rửa chuồng và thức ăn dư thừa rơi vãi được đưa xuống ao vì vậy không cần phải cung cấp thức ăn cho cá như ở các ao không thả vịt. Người ta chỉ chú ý cung cấp đạm và lân mà thôi. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi đàn cá nếu thấy cá biểu hiện cá đói ăn thì phải kịp thời bổ sung ngay. Nhất là khi nuôi cá có mật độ cao quá 2 con/1m2. Đối với ao nuôi cá trắm cỏ là chính cần chú ý bổ sung rau, bèo, bã bia, bã đậu cho vịt và cho cá vì để tăng được 1kg thịt cá trắm cỏ cần phải có 30-40 kg thức ăn xanh.

Chăm sóc và thu hoạch vịt – cá

Luôn quan sát nước trong ao, nước có màu xanh nõn chuối là tốt nhất. Nếu nước có màu đục sẫm, cá nổi nhiều vào buổi sáng khi mặt trời đã mọc thì phải thay nước ngay nhưng không được cho nước phèn vào ao.

Xung quanh ao không nên có nhiều cây bóng mát vì nó làm giảm lượng ánh sáng chiếu xuống ao, ngăn cản sự quang hợp của thủy sinh vật là nguồn thức ăn cho cá.

Phải theo dõi đàn vịt hàng ngày để phát hiện những con không bình thường, nhốt lại chăm sóc riêng, nếu mắc bệnh thì chữa. Những ngày, những lúc nóng quá, rét quá không nên cho vịt xuống ao.

Thức ăn cho vịt đẻ, vịt thịt, dùng các loại thức ăn thông dụng như bà con nông dân các địa phương dùng. Ở những nơi có điều kiện thì dùng thức ăn hỗn hợp hoặc hỗn hợp dưới dạng viên.

Sau 8 -10 tháng nuôi, cá đạt kích thước cá thương phẩm, có thể tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, bên cạnh giải pháp thu hoạch toàn bộ sản phẩm ở cuối chu kỳ nuôi, có thể tiến hành thu tỉa thả bù sau khi mô hình thực hiện được ít nhất 6 tháng. Số lượng cá thả bù vào mô hình phải phù hợp với số lượng cá đã thu hoạch, như thế hiệu quả của mô hình nuôi mới được đảm bảo.

VietQ, 29/10/2015
Đăng ngày 30/10/2015
Quang Minh (T/h)
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:45 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:45 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:45 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:45 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:45 29/03/2024