Triển vọng sáng cho cá ngừ xuất khẩu

Được hỗ trợ kỹ thuật từ đối tác Nhật Bản, tuy nhiên để cá ngừ đại dương đảm bảo chất lượng vẫn còn nhiều việc phải làm.

cá ngừ
Đánh bắt, chế biến cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản

Theo số liệu thống kê, hiện các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa có hơn 3.500 tàu, với khoảng 35.000 lao động, tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương, trung bình mỗi năm thu được khoảng 16.000 tấn.

Riêng 10 tháng năm 2015, sản lượng cá ngừ của 3 địa phương trọng điểm này ước đạt 15.769 tấn. Giá cá ngừ đại dương có xu hướng tăng, dao động ở mức 110.000 đồng/kg và giá xăng dầu giảm đã làm lợi cho nghề khai thác cá ngừ tại các địa phương nói trên.

Tuy nhiên, nghịch lý là xuất khẩu lại đang có dấu hiệu giảm sút. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ 8 tháng đầu năm 2015 đạt giá trị hơn 300 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Các chuyên gia cho rằng, chất lượng cá ngừ đại dương đánh bắt tại vùng biển Việt Nam không thua chất lượng cùng loại với các vùng khác. Nhưng nghịch lý là sản phẩm cá ngừ do ngư dân Việt Nam đánh bắt luôn mất giá so với các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, do chính thói quen dùng chày đập chết cá, để cá trên nền đất sau khi đánh bắt... khiến sản phẩm giảm chất lượng, khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi... Trong khi, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi sống tại thị trường này rất lớn.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc CTCP Thủy sản Bình Định (Bidifisco) cho biết, thị trường Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương/năm, trong đó nhập khẩu chiếm trên 300.000 tấn. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 100.000 tấn cá ngừ tươi, còn lại là cá đông lạnh... Để cá ngừ đại dương đáp ứng chất lượng xuất sang thị trường Nhật đòi hỏi ngư dân Việt Nam phải thay đổi tư duy đánh bắt, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường.

Một số giải pháp đã được các địa phương tính đến. Từ tháng 8/2014, các ngư dân tỉnh Bình Định được chọn thực hiện thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Khi áp dụng công nghệ mới giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương được nâng cao, đảm bảo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Qua gần một năm áp dụng mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản, cơ bản sản phẩm đã cải thiện.

Mới đây, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đã tài trợ 25 bộ thiết bị ngư, lưới cụ của hệ thống gây sốc cá ngừ (TTS) cho 25 tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn và TP. Quy Nhơn để thực hiện mô hình thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương.

Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với các chủ tàu cá tiến hành lắp đặt cho 3 tàu và tổ chức ra khơi thử nghiệm các thiết bị nói trên với sự tham gia của 4 chuyên gia thủy sản từ Tập đoàn Kato Hitoshi (Nhật Bản).

UBND tỉnh Bình Định cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp khẩn trương phối hợp với các chuyên gia thủy sản của Kato Hitoshi tiến hành tập huấn và lắp đặt 22 bộ TTS còn lại cho 22 tàu cá tham gia chương trình để đến ngày 30/10/2015, tất cả các tàu cá tham gia mô hình đồng loạt ra khơi khai thác cá ngừ đại dương. CTCP Thủy sản Bình Định cũng sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng, thu mua và xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.

Theo UBND tỉnh Bình Định, để đảm bảo chất lượng cá ngừ xuất khẩu sang Nhật Bản thì địa phương, ngư dân và các đơn vị hậu cần… vẫn còn nhiều việc phải làm. Kinh nghiệm từ đợt xuất 37 con cá ngừ đánh bắt bằng công nghệ mới hồi tháng 8/2014 cho thấy khó khăn vẫn còn, trong 9 con cá ngừ đại dương được đánh bắt theo công nghệ mới thì chất lượng về cơ bản vẫn chưa đảm bảo, không đồng đều… do ngư dân thực hiện kỹ thuật chưa thuần thục.

Tuy nhiên, vấn đề chỉ còn là thời gian để khắc phục một số vấn đề còn lại. Triển vọng tương lai đối với ngành đánh bắt cá ngừ đại dương vẫn sáng…

Thời báo Ngân Hàng, 02/11/2015
Đăng ngày 04/11/2015
Công Thái
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:33 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:33 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:33 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:33 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:33 19/04/2024