Thủy sản nhiễm vi sinh: Vẫn an toàn nếu trong giới hạn

Theo chuyên gia về thực phẩm, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi nên xâm nhập vào các mặt hàng mặt hàng thủy sản là chuyện thường. Và nếu ở mức giới hạn cho phép thì sẽ không nguy hiểm bởi khi chế biến chỉ cần nấu chín lên là có thể ăn được.

tôm sú
Tôm bị vi sinh vật tấn công ở mức giới hạn cho phép thì khi nấu chín vẫn có thể ăn được.

Tại một cuộc họp báo mới đây do Bộ NN-PTNT tổ chức mới đây, Bộ Nông nghiệp cho biết, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, con số các lô hàng vi phạm các chỉ số an toàn thực phẩm và hóa chất kháng sinh lần lượt là 165 và 78 lô. Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, 9 tháng đầu năm đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác.

Tuy nhiên, trước băn khoăn của phóng viên về một số mặt hàng bị trả về do không đáp ứng yêu cầu chất lượng của nước ngoài lại được đem về tiêu thụ trong nước, ông Nguyên Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, khi hàng trả về tiêu thụ trong nước cũng không có vấn đề gì.

“Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”, ông Tiệp nói.

Câu nói “tôm luộc lên có thể ăn được” mà ông Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản khuyên người tiêu dùng đã khiến cho dư luộn xôn xao. Mọi người cho đó là khôi hài, là không đúng, Cục trưởng nói vậy là để trấn an tinh thần người dân.

Trao đổi với PV xung quanh vấn đề này, PSG-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học-Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết, vi sinh vật là loại cực kỳ bé nhỏ mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy được. Nó tồn tại ở dạng vi khuẩn, nấm mốc, nấm men.

Vi sinh vật tồn tại ở rất nhiều nơi trong môi trường sống của chúng ta như: trong không khí, bụi, trên cơ thể con người, thậm chí trong miệng của mỗi người có lượng vi sinh vật lớn bằng cả dân số của thế giới. Tuy nhiên, theo ông Thịnh, vi sinh vật được chia làm hai loại gồm: một loại có lợi và một loại có hại.

Đối với loại vi sinh vật có lợi mà chúng ta thường thấy là nấm men. Người dân vẫn thường dùng nấm men để làm tương. Còn với vi sinh vật có hại thì rất nhiều như: nấm mốc, vi khuẩn… những loại này xâm nhập vào trong thực phẩm sẽ tồn tại trong đó và sinh ra rất nhiều độc tố, khi ăn vào có thể gây ngộ độc hoặc nặng hơn là chết người.

Ông Thịnh cũng khẳng định, hầu hết các loại thực phẩm đều bị vi sinh vật tấn công. Song, ở mức độ giới hạn cho phép thì bằng mắt thường con người không thể phát hiện được. Còn nếu vượt quá mức cho phép thì con người có thể dễ dàng nhận biết bằng thị giác và khướu giác. Ví như: Thịt lợn ôi, cá ươn, gạo, cà phê… có mùi nấm mốc. Nhìn hoặc ngửi qua là có thể biết được những thực phẩm này đã bị hư hại do vi sinh vật có hại tấn công. Theo đó, những loại thực phẩm này không nên ăn bởi chúng có rất nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe con người.

Còn về vấn đề một số mặt hàng thủy sản như tôm bị trả về do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được, ông Nguyễn Duy Thịnh cho rằng điều này hoàn toàn đúng nếu chỉ tiêu vi sinh ở mức giới hạn cho phép.

Theo ông Thịnh, đa phần các loại thực phẩm đều bị vi sinh vật tấn công. Song, ở mức nhiều hay ít thì khác nhau. Nếu ít mà phải những loại không nguy hiểm thì khi nấu chín chúng sẽ không có hại và ngược lại, nếu mà những loại vi sinh vật có hại, khi nấu chín, vi sinh vật trong thực phẩm sẽ chết nhưng độc tố thì vẫn còn.

Vietnamnet, 09/11/2015
Đăng ngày 11/11/2015
Bảo Hân
Chế biến

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:58 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:58 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:58 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:58 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:58 19/04/2024