Doanh nghiệp thủy sản tố siêu thị đòi chiết khấu "khủng"

Chịu mức chiết khấu tới 25% cùng nhiều khoản phí "không tên", nhiều doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị đang phải gồng mình chấp nhận.

thuế trong thủy sản
Nhiều doanh nghiệp Thủy sản than phiền phải chịu mức chiết khấu lên tới 25% trên doanh số nếu muốn vào siêu thị. Ảnh: QH.

Công ty nước mắm Khải Hoàn - hãng nước mắm nổi tiếng ở Phú Quốc, do bị áp mức chiết khấu cao sau một thời gian bán hàng vào chuỗi hệ thống siêu thị của Nhật tại TP HCM, đã quyết định rút ra khỏi hệ thống này.

“Chúng tôi đã không còn bán hàng ở đây hơn nửa năm nay bởi họ liên tục tăng chiết khấu. Điều này khiến sản phẩm làm ra không bù đắp đủ chi phí”, đại diện công ty cho biết.

Không riêng Khải Hoàn, nhiều doanh nghiệp nước mắm khác khi vào siêu thị cũng phải chịu mức chiết khấu 10-20% trên doanh số bán ra. Vì vậy, có những đơn vị chỉ xuất hiện trên kệ chừng nửa năm là "mất bóng".

Cùng với các doanh nghiệp nước mắm, thủy sản cũng đang là nhóm ngành than phiền bị chèn ép. Theo phản ánh từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), để có mặt và trụ lại tại các siêu thị thì các doanh nghiệp thủy sản phải chịu nhiều thiệt thòi. Hàng năm, siêu thị liên tục đòi tăng mức chiết khấu và ép buộc nhiều khoản chi phí “có tên” hay “không tên” trong thỏa thuận thương mại.

Mới đây, một số siêu thị nước ngoài đã gửi đề nghị tới các doanh nghiệp thủy sản tăng mức chiết khấu từ 0,75 đến 1,2% bổ sung cho hợp đồng đã ký năm 2015, dù mức chiết khấu trước đó đã ở mức 10-25%. Chưa kể, các siêu thị thường xây dựng biểu giá bán lẻ cao hơn từ 20 đến 35% so với giá bán của nhà cung cấp, làm cho giá bán của nhiều loại sản phẩm thủy sản trong siêu thị cao hơn so với các kênh bán lẻ, phân phối khác.

Ngoài việc tăng mức chiết khấu thì năm nay, một số siêu thị còn đòi các nhà cung cấp phải hạ mức doanh thu để được thưởng năm. Ví dụ, theo hợp đồng đã ký, để được thưởng, doanh số bán bậc một của siêu thị đạt 5 tỷ mỗi năm sẽ được thưởng 2%. Tuy nhiên đến quý III, siêu thị tính toán sẽ không đạt được mức doanh thu đó nên đòi doanh số bán bậc một hạ xuống còn 4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số siêu thị còn đưa ra nhiều yêu sách đối với nhà cung cấp, đồng thời đề nghị tăng mức chi phí hỗ trợ các hoạt động thường xuyên như hỗ trợ cho lễ hội khách hàng: một cửa hàng tăng từ 6,2 triệu đồng lên 7 triệu; hỗ trợ sinh nhật: một cửa hàng từ 2,5 triệu lên 3 triệu đồng; hỗ trợ khai trương siêu thị mới cũng tăng từ 0,5% lên 1%...

Chưa kể, từ năm ngoái, chi phí tháng cho việc tham gia chương trình khuyến mãi hay catalogue đã tăng lên 4-5% so với mức cũ là 3,65%; chi phí cho thương lượng chung cũng tăng từ 2% lên 3%, chi phí hàng tháng cho vận chuyển cũng tăng từ 3% lên 6%...

Với hàng loạt các yêu cầu đưa ra, nếu doanh nghiệp nào không chấp nhận thì siêu thị sẽ dọa cắt hợp đồng cung cấp hàng. Đối với các siêu thị trong nước, mức chiết khấu vẫn ở mức dễ chịu, cao nhất là 10%, nhưng ở các siêu thị nước ngoài, mức chiết khấu còn cao hơn nhiều, từ 10% đến 25% trên doanh thu.

Bên cạnh doanh nghiệp nước mắm, thủy sản thì các đơn vị kinh doanh nước giải khát, trái cây cũng chung cảnh ngộ khi chi phí sản xuất cao mà hàng bán ra với giá thấp dẫn đến thua lỗ và nhanh chóng bật khỏi siêu thị.

Giám đốc một nhãn hàng nước giải khát ở TP HCM cho biết, ban đầu để vào được siêu thị, công ty phải đàm phán nhiều lần. Phía siêu thị sẽ là bên soạn hợp đồng, mức chiết khấu cho sản phẩm lên tới 10%. Tuy nhiên, qua mỗi năm siêu thị lại tăng chiết khấu một lần, đồng thời quy định mức doanh số cho sản phẩm chỉ được ở mức vừa phải (nhường chỗ cho các ngành hàng khác), nên chỉ sau hơn một năm doanh nghiệp không chỉ bị đánh bay ra khỏi siêu thị mà còn phải chịu thua lỗ.

Trao đổi với VnExpress, đại diện một siêu thị ngoại ở TP HCM cho biết, hiện nay thị trường cạnh tranh quyết liệt, số lượng doanh nghiệp cung ứng khá dồi dào nên để có được giá tốt nhất cho người tiêu dùng họ buộc phải đưa ra mức chiết khấu cao.

“Việc một vài doanh nghiệp bị đánh bật ra khỏi hệ thống là do họ ít được người tiêu dùng chấp nhận, giá cả cao. Nếu trong 10 doanh nghiệp cung cấp nước mắm chất lượng tốt, đạt yêu cầu thì để lựa chọn chúng tôi buộc căn cứ vào giá vì mục đích cuối cùng của siêu thị là đem đến cho người tiêu dùng giá cả hợp lý nhất”, đại diện siêu thị chia sẻ.

Đánh giá về tình hình trên, một lãnh đạo chuyên cung cấp thực phẩm cho tất cả các hệ thống siêu thị trên toàn quốc cho biết, tình trạng này đã diễn ra nhiều năm trở lại đây. Đối với các ngành hàng mà có đông đảo nhà cung cấp như: trái cây, nước giải khát, gia vị, hàng khô… luôn bị chèn ép. Mức chiết khấu áp dụng cho các doanh nghiệp này tại siêu thị ngoại khá cao từ 5 đến 25%, còn siêu thị nội 5-10%. Ngược lại, đối với các mặt hàng khó sản xuất như trứng hay một số loại hải sản hiếm thì lại được các siêu thị săn đón nồng nhiệt và đưa ra mức thỏa thuận hợp lý vì lượng hàng luôn thiếu.

Do vậy, vị này khuyên, để đưa hàng hóa vào siêu thị, doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa phải có chất lượng ổn định, sử dụng công nghệ xử lý an toàn; đảm bảo được điều kiện cung ứng; hàng hóa phải phù hợp với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng. Bên cạnh đó, để tránh phụ thuộc, doanh nghiệp cần tạo cho mình một thương hiệu riêng, đồng thời, phân phối ở nhiều kênh khác nhau.

Ngoài ra, cùng với thị trường nội địa, doanh nghiệp cũng nên tạo một kênh xuất khẩu tốt để cân bằng thị trường, tránh hàng tồn kho.

Vnexpress, 13/11/2015
Đăng ngày 14/11/2015
Hồng Châu
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 15:14 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 15:14 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 15:14 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:14 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 15:14 23/04/2024