Bí quyết làm giàu: Nuôi vịt trời kết hợp cá lóc

Lặn lội từ An Giang ra Bắc Giang học hỏi kinh nghiệm, sau 2 năm anh Cao Thanh Tuấn (39 tuổi, ở ấp Cần Thới, xã Cần Đăng, H.Châu Thành) đã thành công với mô hình nuôi vịt trời kết hợp cá lóc.

đàn vịt trời
Đàn vịt trời thương phẩm của anh Tuấn - Ảnh: T.L

Anh Tuấn kể, đầu năm 2013, thấy mô hình nuôi vịt trời do Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bắc Giang quảng bá trên internet, anh ra tận Bắc Giang tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua về 120 con vịt để làm giống.

Sau 7 tháng tận tình chăm sóc, đàn vịt đã lớn mạnh, hầu hết vịt mái đều đẻ trứng và đẻ rất sai. Thấy vậy, anh đầu tư đào ao, làm chuồng trại và mua một máy ấp hiện đại công suất 5.000 trứng. Đến cuối năm 2014, đàn vịt của anh tăng lên 4.000 con thương phẩm.

Anh Tuấn cho biết vịt trời là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng khá cao, ít khi bị nhiễm bệnh. Loài vịt này rất thích bơi lội và bay rất giỏi, nhưng sau một thời gian thuần dưỡng chúng chỉ quanh quẩn trong chuồng, không cần phải làm hàng rào kiên cố. Tuy nhiên, muốn vịt phát triển tốt, đẻ nhiều, quan trọng hàng đầu là phải biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi. Chuồng trại phải thoáng mát, rộng rãi và bảo đảm vệ sinh. Theo kinh nghiệm của anh, vịt nên nhốt riêng cho từng loại: vịt đẻ, vịt nuôi lấy thịt và vịt con mới nở. Thức ăn chính của vịt trời là lúa, thực phẩm dành riêng cho gia cầm và có thể bổ sung thêm cua ốc, rau bèo. Đối với vịt mái, trong suốt thời gian đẻ trứng kéo dài khoảng 3 tháng cần tăng cường thức ăn cho đầy đủ.

Quá trình nuôi, anh Tuấn áp dụng mô hình dưới ao thả cá lóc giống, chuồng vịt nằm ngay trên ao, phân vịt làm mồi cho cá. Nhờ vậy mà vừa có thức ăn cho cá vừa giải quyết được chất thải, giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường đáng kể.

Theo tính toán của anh Tuấn, thời gian nuôi vịt thương phẩm là 4 tháng, mỗi con cần khoảng 4 kg thức ăn sẽ đạt trọng lượng 1 - 1,1 kg. Cuối năm 2014, anh đã xuất chuồng trên 4.000 con với giá 250.000 đồng/con, cao gấp 4 - 5 lần vịt ta. Sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 600 triệu đồng. Ngoài vịt thương phẩm, anh Tuấn còn bán con giống 50.000 đồng/con, bán trứng 25.000 đồng/quả. Không những vậy, anh còn là chủ một trại cá lóc giống nổi tiếng ở An Giang, chỉ tính cá giống mỗi năm anh thu lời vài trăm triệu đồng.

Năng động, giàu nghị lực và ý chí, luôn chịu khó mày mò học hỏi những kỹ thuật tiên tiến để vận dụng vào trong chăn nuôi, anh Cao Thanh Tuấn còn là một trong những người tiên phong mở ra hướng đi mới cho thanh niên nông thôn vươn lên làm giàu. Hiện anh đã lập trang web “gắn kết nhà nông”, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm với tất cả những người chăn nuôi và nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên có ý tưởng lập nghiệp từ vịt trời, góp phần làm đa dạng hóa vật nuôi tại địa phương.

Báo Thanh Niên, 19/11/2015
Đăng ngày 20/11/2015
Thiên Lộc
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:46 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:46 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:46 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:46 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:46 19/04/2024