Mật cá: Trị bệnh hay gây độc

TS Nguyễn Kim Sơn khuyên không nên nuốt mật cá, uống rượu mật, tiết rắn và các loại mật và tiết khác vì không có tác dụng chữa bất cứ bệnh gì.

bệnh nhân
Bệnh nhân nằm điều trị tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) (Ảnh: Thu Thủy/VOV.VN)

Nuốt mật cá trắm, uống mật rắn… nhằm chữa bệnh đau lưng, mỏi gối; chữa các bệnh đường tiêu hóa (đau dạ dày, đau mật, …); bồi bổ thể chất chống chứng bất lực ở đàn ông… là bài thuốc dân gian được truyền miệng. Quan điểm này đúng hay sai? Nó có thực sự hiệu quả trong công tác điều trị không? Chúng tôi đã có buổi trao đổi với TS.BS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai xung quanh vấn đề này.

PV: Theo dân gian truyền miệng, nuốt mật cá trắm có thể chữa khỏi 1 số bệnh, thông tin như vậy có đúng không, thưa tiến sĩ:

TS. Nguyễn Kim Sơn: Quan niệm này là hoàn toàn SAI, 100% sai sự thật. Chúng tôi đã phải cấp cứu những trường hợp bị suy gan, suy thận do nuốt mật cá trắm.

PV: Với vai trò Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), xin ông cho cộng đồng biết cơ chế gây độc khi nuốt mật cá trắm, nó ảnh hưởng cụ thể đến sức khoẻ, tính mạng như thế nào. Số người vào viện do ngộ độc mật cá có nhiều không thưa ông?

TS. Nguyễn Kim Sơn: Ngộ độc (NĐ) mật cá trắm cũng như NĐ các loại mật cá nói chung (cá mè, cá trắm, cá chép,…) là NĐ thường gặp tại các Khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc vào dịp cuối năm hoặc Tết Âm lịch.

Bệnh nhân (BN) được chuyển đến Trung tâm Chống độc (TTCĐ) thường ở giai đoạn nặng, trung bình mỗi năm TTCĐ tiếp nhận 4 – 6 BN bị NĐ mật cá trắm ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ (Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam,…).

Ngộ độc mật cá trắm có thể gây tử vong nếu bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện muộn với các biến chứng nặng như: phù phổi cấp, suy thận cấp, suy gan cấp, tăng kali máu cấp, co giật, phù não…

Thành phần chính của mật cá trắm là 5α-cyprinol (C27H49O5) gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm gan và suy gan cấp, hoại tử ống thận gây suy thận cấp.

PV: Bác sĩ có thể cho biết về dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi có dấu hiệu ngộ độc. Người bị ngộ độc có thể sơ cứu điều trị tại nhà không hay phải đến bệnh viện có chuyên khoa chống độc?

TS. Nguyễn Kim Sơn: BN thường nuốt nguyên cả cái mật cá trắm hoặc pha với rượu uống. Sau khi nuốt hoặc uống 1 – 2 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu hóa: BN buồn nôn và nôn rất nhiều, BN đau bụng dữ dội sau xuất hiện ỉa chảy, ỉa máu dẫn đến dấu hiệu toàn thân: BN rất mệt, nằm liệt giường, đau khắp người, chóng mặt, toát mồ hôi.

Viêm, hoại tử ống thận cấp xuất hiện rất sớm ngay từ khi có rối loạn tiêu hóa BN bắt đầu đái ít, sau đó vô niệu. NĐ nặng: suy thận cấp nặng hơn, vô niệu, phù, có thể phù phổi cấp, phù não. Suy thận cấp là nguyên nhân chính gây tử vong ở BN ngộ độc mật cá trắm.

Viêm gan cấp có thể kín đáo hoặc rõ (từ ngày thứ ba trở đi:da và niêm mạc mắt vàng dần, gan to). Vì vậy, không được để người bị NĐ ở nhà mà nên đưa đến các trung tâm y tế để có xử trí phù hợp và kịp thời.

PV: Bác sĩ có lời khuyên gì với những người có thói quen nuốt mật cá, uống rượu mật, tim, tiết rắn?

TS. Nguyễn Kim Sơn: Chúng tôi khuyên người dân không nên nuốt mật cá, uống rượu mật, tiết rắn và các loại mật và tiết khác vì không có tác dụng chữa bất cứ bệnh gì. Nếu bị bệnh cần phải đi khám và chữa trị tại các cơ sở y tế,. Tuyệt đối không nghe truyền miệng các cách chữa trị không được kiểm chứng khoa học mà mang bệnh vào thân.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!.

VOV, 21/11/2015
Đăng ngày 22/11/2015
CTV Đỗ Đậu/VOV.VN (thực hiện)
Ẩm thực

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Gợi ý những món khô để nhâm nhi ngày cuối tuần

Cuối tuần là khoảng thời gian để gia đình, bạn bè hội họp để gặp gỡ nhau, vậy bạn đã chuẩn bị những món gì để chiêu đãi cả nhà đây ạ? Sau đây, Tép Bạc sẽ gợi ý cho bạn những món khô để nhậu nhâm nhi, góp phần tăng không khí vui vẻ và đầm ấm nhé!.

Món khô ngon
• 08:00 21/02/2024

Điểm danh các loài hải sản tươi sống làm Sashimi

Sashimi là một món ăn khá đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản. Không giống như Sushi với sự kết hợp đa dạng của nhiều nguyên liệu, Sashimi chỉ tập trung vào duy nhất một thành phần chính: hải sản tươi sống. Cùng Tép Bạc điểm danh các loại hải sản làm Sashimi ngon nhất Nhật Bản nhé.

Sashimi
• 10:26 17/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 01:40 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 01:40 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 01:40 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 01:40 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 01:40 29/03/2024