Những câu chuyện con vật trả ơn khiến mọi người phải suy nghĩ

Thú vật dù còn thua xa con người nhưng cũng có tình cảm và nhận thức. Vì vậy từ xưa đến nay đã có nhiều câu chuyện cảm động về sự báo ơn của loài vật.

cứu con rùa

Rùa báo ơn cứu mạng

Tại Cơ Long - Đài Loan có một cửa hiệu tên là Ngộ Duyên Hiệu. Ông chủ của cửa hiệu họ Lâm là người lương thiện thường làm việc cứu giúp người nghèo. Một hôm ngư dân bắt được một con rùa lớn, chuẩn bị giết nó để bán thịt. Ông Lâm lúc đó đi ngang qua, thấy đám đông vây quanh một con rùa lớn. Con rùa cúi đầu như quỳ lạy mọi người và hai mắt nhỏ lệ như van nài đừng giết nó. Lòng từ bi trong ông Lâm phát khởi, ông liền bỏ ra một số tiền lớn để mua lại con rùa và đem nó phóng sinh trở lại biển cả.

Vì sợ có người lại bắt nó giết hại, ông Lâm liền viết lên lưng con rùa mấy chữ “Ngộ Duyên Hiệu phóng sinh”. Viết xong, ông Lâm cùng những người ngư dân mang rùa ra thả xuống biển. Rất nhiều người trông thấy con rùa trồi lên lặn xuống, hướng về ông Lâm 3 lần giống như người ta dập đầu tạ ơn. Mọi người thấy vậy, ai cũng cảm động.

Câu chuyện theo thời gian cũng dần chìm vào quên lãng nhưng 16 năm sau, người con thứ 2 của ông Lâm thi đỗ vào trường Cao đẳng Đài Bắc. Nhân kỳ nghỉ hè, anh chàng đi tàu về thăm nhà. Lần đó không may con tàu bị sóng lớn nhấn chìm. Trên tàu có hơn 100 người thì hơn 90 người bị chết đuối.

Con trai ông Lâm lúc đó bị trôi nổi trên biển, mặc dù biết bơi nhưng sóng quá lớn nên khó có thể thoát được. Đang lúc tuyệt vọng bỗng anh cảm thấy có một vật gì như cái bàn tròn lớn đang nâng đỡ cho mình. Nhìn xuống thì ra là anh đang nằm trên lưng một con rùa với cái đầu to như cái chậu lớn.

Anh chàng hoảng sợ nghĩ rằng có thể cuộc sống của mình sẽ kết thúc trong bụng con rùa nên anh định sẽ thoát ra nhưng lúc đó toàn thân không còn chút sức lực nào nữa. Một lúc sau, khi anh chàng trở mình thì đột nhiên nhìn thấy trên lưng con rùa có viết dòng chữ “Ngộ Duyên Hiệu phóng sinh”. Bỗng anh chàng nhớ lại câu chuyện năm xưa cha mình phóng sinh con rùa. Sau khi phát hiện ra dòng chữ, anh chàng bỗng cảm thấy tất cả sợ hãi tan biến và anh yên tâm cho con rùa cõng mình đi.

Cuối cùng con rùa đã đưa con trai ông Lâm vào đến bờ biển. Khi đã tới vùng nước nông, chàng trai nhảy xuống khỏi lưng rùa và chắp tay bái tạ con rùa đã cứu mạng. Con rùa ngẩng đầu lên và gật gật và mở miệng phát ra một âm thanh rồi sau đó quay đầu bơi đi.

Voọc báo đáp ân tình

Cuối tháng 7/2014, ông Vương Chí Thành sống ở dưới chân núi Bắc Cơ – Trung Quốc, đang hái thuốc trong rừng thì thấy một con voọc khoảng 2 tuổi bị thương ở tay trái. Ông Vương liền nảy sinh lòng tốt ôm chú voọc này về nhà rửa vết thương và chữa trị cho nó.

Một tuần sau, dù vết thương của chú voọc đã khá lên nhiều, nhưng có vẻ con vật không muốn rời đi mà cứ quanh quẩn ở nhà ông Vương, thậm chí còn giúp đỡ công việc nhà. Con Voọc cứ sống như vậy khoảng hơn 1 tháng mới lặng lẽ ra đi.
Không lâu sau, vào một ngày cuối tháng 9, khi cả thôn làng còn chim trong giấc ngủ thì đột nhiên có tiếng đập cửa dữ dội ở nhà Vương Chí Thành. Bừng tỉnh, ông liền chạy ra xem thì là chú voọc trở về.

Ông Vương đang định tiến lên ôm nó, thì chú voọc lại giãy giụa khỏi tay anh, lo lắng kêu to rồi đưa ngón tay chỉ về phía dãy núi ở đằng sau. Ông Vương theo ngón tay nhìn thì thấy núi đang sạt lở, đất đá đang lăn xuống ầm ầm.

Chú voọc duỗi thẳng tay ra, gắng sức kéo Vương, ngụ ý là bảo anh hãy chạy cho mau. Vương Chí Thành cuối cùng đã hiểu rõ tính nguy hiểm, anh vội chạy về phòng đánh thức vợ, tay bế con thơ, chạy ra khỏi nhà. Tiếp đó, lại đến từng nhà từng nhà một mà hô lớn lên.

Toàn thôn có năm hộ gia đình với tổng cộng hơn hai mươi người vừa chạy ra khỏi nhà, thì những tảng đá to lớn liền lăn xuống, phá hủy hết toàn bộ thôn làng. Rất nhiều người trong làng đã khóc: Nguy hiểm quá, nếu như không phải chú voọc đến cứu, thì cả thôn đã cầm chắc cái chết.

Thôn dân đã được cứu sống, tìm kiếm “ân nhân” cứu mạng mình. Họ chỉ thấy chú vọoc đầu đen má trắng đứng trên tàng cây nhìn mọi người, miệng phát ra tiếng kêu mừng rỡ “Ô…. ô….”. Dường như, chú muốn chúc phúc cho những người đã thoát khỏi Tử thần, cũng là chúc phúc cho tất cả các loài vật vì từ nay con người sẽ yêu thương động vật hơn.

Đời sống & Pháp luật, 22/11/2015
Đăng ngày 23/11/2015
Trần Long (Theo Sina/ Soundofhope)
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:25 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:25 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:25 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:25 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:25 20/04/2024