Mang cá kho làng Vũ Đại cạnh tranh với thế giới

"Tôi rất tâm đắc với triết lý “chào đón thất bại” của Israel”- TS Lê Đăng Doanh nói.

nồi cá kho
Người dân làng Vũ Đại đang kho cá. Mỗi nồi cá kho có giá thấp nhất là 500.000 -700.000 đồng, đắt nhất 1-1,2 triệu đồng. Ảnh: NGỌC LAN

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị tại hội thảo về thương mại điện tử trước thềm Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Pháp Luật TP.HCM lược ghi một số thông tin của ông Doanh xung quanh chủ đề làm sao để Việt Nam hội nhập thành công.

Bán sản phẩm khác biệt

Việt Nam là một trong những nước tiên phong về hội nhập. Đến nay chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do với 57 nền kinh tế như Mỹ, châu Âu (EU).

Để cạnh tranh, chúng ta không nên nghĩ rằng cần phải xuất khẩu những mặt hàng công nghệ cao, mà là cần có những sản phẩm khác biệt, có lợi thế cạnh tranh và có đối tác. Tôi xin lấy ví dụ, ở TP.HCM hiện nay một số người sản xuất cá kho tộ xuất khẩu sang EU; ở ngoài Bắc (tỉnh Hà Nam, quê hương của nhà văn Nam Cao - PV) cũng có người đang sản xuất cá kho nồi làng Vũ Đại để xuất khẩu. Loại cá sử dụng làm nguyên liệu là cá trắm đen, nặng tối thiểu khoảng 3 kg.

Nhưng để xuất khẩu sang những thị trường này đòi hỏi phải đáp ứng được những điều kiện ngặt nghèo. Tôi vừa sang Malaysia dự một hội thảo với chủ đề “TPP, Mỹ có bắt nạt chúng ta hay không?”. Malaysia đang tỏ ra rất băn khoăn vì sao Mỹ lại đặt ra nhiều điều kiện khó khăn.

Tôi phải giải thích: “Tôi không có bằng chứng nào cho thấy vào TPP, Mỹ sẽ bắt nạt Việt Nam về chính trị và kinh tế. Nền kinh tế của Mỹ và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau. Việt Nam đã tăng xuất khẩu sang Mỹ rất nhanh với kim ngạch đạt 37 tỉ USD trong năm 2014. Nhưng việc chống bán phá giá là không bình đẳng và không thiện chí”.

Chẳng hạn, khi Việt Nam xuất khẩu cá ba sa vào Mỹ dưới 8% thị phần thì không xảy ra kiện chống bán phá giá. Nhưng khi thị phần chiếm trên 8% thì Mỹ bắt đầu thưa kiện với lý do tại sao cá ba sa của Việt Nam lại gọi là “catfish” (một loại cá có râu tại Mỹ)?”.

Khi đó, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến liền chụp ảnh một con “catfish” ở bang Mississipi và một con cá ba sa của Việt Nam mang cho phía Mỹ coi và nói: Về mặt sinh học, hai con cá hoàn toàn giống nhau. Phía Mỹ nhìn một hồi và bảo: Cá ba sa của ông râu dài hơn con catfish của tôi nên hai con này không giống nhau.

Đấy là cái cớ của người Mỹ để sau này bắt Việt Nam phải gọi cá ba sa là “Mekong Ba sa Fish”. Mà tên cá ba sa này thì người Mỹ phải mất một thời gian dài mới có thể quen được và mới chịu mua.

Việt Nam dễ bị kéo vào các vụ kiện chống bán phá giá. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt cần phải chú ý để không bị thiệt hại.

Họ không ngồi lề đường bán gạo cho ta

Còn nhiều câu chuyện thách thức chúng ta khi hội nhập. Chẳng hạn đối với gạo Việt Nam, vốn không có thương hiệu, nhãn mác nên khó vào được thị trường EU và Mỹ.

Muốn vào được thị trường này, gạo Việt phải đăng ký thương hiệu. Ví dụ gạo Tám thơm Nam Định, gạo Nàng hương, gạo An Giang… với các tiêu chí hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, xuất xứ, pháp nhân chịu trách nhiệm rõ ràng. Đối tác của Việt Nam ở EU, Mỹ sẽ nhập về đóng gói, bán ở siêu thị… chứ không có chuyện họ ngồi lề đường bán gạo cho chúng ta.

Có một cơ hội rất lớn để nông nghiệp nói chung và gạo Việt Nam nói riêng có thể thắng lợi là hợp tác với Nhật. Người Nhật đã tính toán nếu họ đầu tư được 5.000 ha nhà kính ở Lâm Đồng thì có thể cung cấp hoa tươi, rau, củ, quả cho cả nước Nhật.

Người Nhật hiện đang rất thích thú và quan tâm với kế hoạch này. Trên thực tế họ đã đầu tư 2.000 ha trồng gạo Nhật ở An Giang; 50 ha gạo Nhật ở Hà Nam; đầu tư sản xuất vừng (mè) ở Nghệ An và họ đang muốn tăng sản lượng mè đen để xuất khẩu sang Nhật. Họ cũng đã chuyển giao công nghệ thủy sản cho Việt Nam.

“Chào đón thất bại”

Không ít người Việt thường có quan niệm giải thể, phá sản là chấm hết, là kết thúc sự nghiệp kinh doanh. Israel không như vậy, họ có khẩu hiệu “phổ biến vi khuẩn khởi nghiệp”, theo đó mỗi sinh viên năm thứ hai phải lập một doanh nghiệp để vận dụng kiến thức đã được học tại đại học.

Tôi cũng rất tâm đắc với triết lý “chào đón thất bại” (welcome the failure) của đất nước này. Họ coi việc vấp ngã, sai lầm là điều bình thường. Đó không phải là chủ đề để ném đá, chê bai mà là để giúp đỡ, tạo điều kiện cho người vấp ngã đứng lên đi tiếp. Chính vì vậy, Israel là một đất nước có tốc độ phát triển cao, trở nên hùng mạnh.

Một câu chuyện khác: Ông Lý Quang Diệu khi lập quốc đã có ba nguyên tắc. Trước hết là thực dụng, điều gì có lợi cho Singapore là làm ngay, không theo một chủ thuyết nào. Thứ hai trọng dụng nhân tài. Ông đưa ra một quy tắc: Trên thế giới, ai viết một bài báo để chê Singapore thì mời người đó sang để lắng nghe ý kiến. Thứ ba là sẵn sàng thay đổi.

Kinh tế gia người Mỹ đoạt giải Nobel là Tjalling Koopmans năm 1970 viết hai bài báo. Một bài tiên đoán kinh tế Liên Xô sẽ sụp đổ vì Liên Xô ngày càng cần nhiều vốn hơn để đầu tư, để tạo ra một GDP lớn hơn. Ông cho rằng đến một lúc nào đó Liên Xô sẽ không còn vốn để đầu tư và GDP sẽ trở về 0. Liên Xô rất tức giận và viết một số bài báo phản ứng lại.

Bài thứ hai ông Koopmans viết về Singapore, cảnh báo nước này không nên đi theo vết xe đổ của Liên Xô. Lý do là thời điểm này Singapore quá cứng nhắc, điều hành kinh tế theo mệnh lệnh, đầu tư không hiệu quả.

Nhưng khác với Liên Xô, ông Lý Quang Diệu mời ông Koopmans sang và tiếp đón như một quốc khách, đồng thời nhờ ông Koopmans chỉ ra thêm những điều Singapore cần làm để phát triển.

Ông Koopmans cho biết sau đó ông trở thành bạn thân với ông Lý Quang Diệu. Singapore có bất cứ vấn đề gì về kinh tế, ông Lý Quang Diệu đều tham khảo ý kiến ông Koopmans.

Chúng ta nên học tập tinh thần của ông Lý Quang Diệu. Khi bị phê phán thì nên coi những người phê phán là thầy mình.

Vẫn phải làm ăn với Trung Quốc

Hiện nay cả thế giới buôn bán với Trung Quốc, vì vậy Việt Nam tuy còn nhiều vấn đề với nước này nhưng vẫn phải làm ăn, buôn bán với họ.

Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, do vậy các nước xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ gặp khó khăn, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đó, bài học cho Việt Nam là phải đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Song một điều ai cũng thấy là kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo tôi, thách thức lớn nhất khi hội nhập là việc cải cách bộ máy nhà nước để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đủ tiềm năng nắm bắt cơ hội, biến cơ hội thành lợi ích cho mình và cho đất nước.

TS LÊ ĐĂNG DOANH

Pháp Luật TP HCM /24h, 15/07/2015
Đăng ngày 23/11/2015
Chân Luận
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 21:21 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 21:21 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 21:21 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 21:21 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 21:21 19/04/2024