Thổ Chu - Hòn đảo tiền tiêu

Giữa trùng dương xanh thẳm tưởng như không thể tách biệt được đâu là mặt biển, đâu là bầu trời, đảo Thổ Chu, hòn đảo nằm ở cực Tây Nam của Tổ quốc dần hiện ra trong tầm mắt.

đảo Thổ Chu
Đảo Thổ Chu là nơi an toàn để tàu thuyền tránh bão

Bên cạnh thế mạnh về du lịch, quần đảo nên thơ với những bãi cát vàng trải dài ôm lấy bờ đá, với những thảm thực vật phong phú và đa dạng này còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định hải phận Việt Nam trên vịnh Thái Lan.

Vững vàng trên sóng

Không chỉ có ý nghĩa trên lĩnh vực biên giới biển, Thổ Chu còn được biết đến như một vùng biển có hệ sinh thái đặc trưng với gần 200 loài thuộc hệ thực vật trên bờ cùng gần 100 loài san hô sinh trưởng mạnh thành nhiều quần thể rạn san hô, rất thích hợp để làm tổ và săn tìm thức ăn của các loài rùa biển. Lãnh đạo xã đảo cũng cho biết, hiện nay quần đảo Thổ Chu đang được các tổ chức về môi trường và các nhà khoa học đề xuất để trở thành khu bảo tồn biển với tổng diện tích 22.400ha, trong đó, phần đất liền khoảng gần 1.200ha.

Tương truyền rằng, ngư dân người Việt sinh sống tại đảo Thổ Chu từ thế kỉ 18. Sở dĩ trên đảo có địa danh bãi Ngự là vì đây là nơi chúa Nguyễn Ánh thường ra ngắm cảnh và bàn việc quân sự. Trong hành trình trốn quân Tây Sơn, ít nhất đã ba lần chúa đến đây. Lần thứ nhất (1777), Nguyễn Ánh ra đây khi mới khoảng 16 tuổi. Lần thứ hai (1782), Nguyễn Ánh gặp Bá Đa Lộc tại bãi Ngự. Lần thứ ba (tháng 2 năm Ất Tỵ - 1785), tướng Phan Tiếp Phận của Tây Sơn truy kích Nguyễn Ánh tại đây. Một sự kiện khác là năm 1872, sau khi khởi nghĩa chống thực dân Pháp thất bại thì anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự cũng có thời gian trốn trên đảo.

Đến năm 1973, chính quyền Sài Gòn cũ lập xã Thổ Châu thuộc quận Kiên Thành, tỉnh Kiên Giang, đến năm 1974 lại sáp nhập vào quận Phú Quốc. Sau tổng tiến công giải phóng Sài Gòn, từ ngày 23 đến ngày 25/5/1975, giải phóng quân đã tiến công giải phóng Thổ Chu và các đảo lân cận. Đến đầu năm 1990, tỉnh Kiên Giang tổ chức di dân ra đảo Thổ Chu lập nghiệp và tái lập xã Thổ Châu, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, toàn bộ xã đảo có khoảng gần 500 hộ dân với trên 2000 khẩu đang sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển, dịch vụ nghề biển và kinh doanh, buôn bán nhỏ phục vụ nhu cầu dân sinh trên đảo.

Đảo Thổ Chu là nơi an toàn để tàu thuyền tránh bão

Mặc dù nằm khá xa đất liền nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng trên đảo khá đầy đủ gồm trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, trường học, trạm y tế và bưu điện. Đa số trẻ em trong độ tuổi đi học trên đảo đều được đến trường, song do chỉ có một điểm trường duy nhất, giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 9 nên cách đây vài năm, sau khi học hết lớp 9, hầu hết các em đều phải nghỉ học. Chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế hoặc con em các lực lượng vũ trang đứng chân trên đảo muốn học tiếp lên cấp III thì phải chuyển vào Hà Tiên để học.

Điểm tựa vững chắc cho ngư dân

Vào những ngày này, khi gió nồm nam hây hẩy, hàng trăm tàu thuyền đánh bắt hải sản từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang tham gia đánh bắt tại các ngư trường thuộc vùng biển Tây Nam lại chạy vào khu vực Bãi Dong, nằm ở phía Đông Bắc quần đảo neo đậu để mua bán, trao đổi hàng hóa. Trong trường hợp biển động, đây cũng là khu vực an toàn cho tàu thuyền ghé vào tránh trú bão.

Với một số lượng lớn tàu thuyền neo đậu trong vịnh như vậy tất yếu sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nhiệm vụ của các lực lượng chức năng trên đảo như biên phòng, hải quân, công an và ngành thủy sản là hướng dẫn bà con vào vị trí neo đậu an toàn, đúng quy định và chủ động hỗ trợ ngư dân trong trường hợp gặp sóng to, gió lớn. Sống giữa mênh mông đại dương, thực hiện nhiệm vụ cũng trên trùng trùng sóng nước có lẽ là nét đặc thù riêng có của lực lượng vũ trang trên tuyến biển.

Để tránh làm mất thời gian làm ăn của bà con, ngay trên những con tàu đánh cá, các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Thổ Chu - Bộ đội Biên phòng Kiên Giang phối hợp với chi cục bảo vệ nguồn lời thủy sản đã tổ chức nhiều buổi họp dân với hàng trăm tài công, chủ phương tiện và ngư phủ tham dự. Vấn đề mà các anh tuyên truyền trong cuộc họp là những nguyên tắc hết sức cần thiết đối với bà con khi tham gia đánh bắt hải sản trên vùng biển giàu tiềm năng nhưng cũng nhiều bất trắc.

Các quy định về đảm bảo an toàn hàng hải, về vùng đánh cá chung, quy định về khai thác thủy hải sản hoặc các nội quy của đồn biên phòng và địa phương đối với tàu thuyền mỗi khi ra vào bãi, quy trình nhập, xuất bến... Tất cả đều được hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để có thể giúp cho các phương tiện có thể tự đảm bảo được an toàn về tài sản và tính mạng khi tham gia đánh bắt cá trong vùng. Đối với những ngư phủ vốn đã quen dãi dầu cùng sóng gió, có thể có điều họ đã biết, cũng có việc họ chưa tường nên đều chăm chú lắng nghe. Cuối cùng, khi đã hiểu thật cặn kẽ những điều luật được tuyên truyền, họ tự giác bảo nhau ký cam kết không ra khơi khai thác hải sản tại các vùng biển của nước ngoài.

Đảo sẽ không còn xa

Lo chuyện cho bà con đã vậy, các lực lượng chức năng trên đảo tiền tiêu còn có một nhiệm vụ khác cũng không thể lơ là, ấy là chuyện lo cho chim nhạn. Bởi xét theo một nghĩa nào đấy, thì những chú chim này cũng đã, đang và sẽ vẫn là những cư dân của quần đảo nằm mút ngọn cực Tây Nam Tổ quốc.

Từ lâu, loài chim quý này đã lựa chọn vùng biển đảo tươi đẹp là nơi cư trú nên cái tên Hòn Nhạn cũng ra đời từ đó. Hòn Nhạn là một trong tám hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Thổ Chu, nơi có đông loài chim này sinh sống được lưu dấu trên bản đồ hành chính của cả nước cũng vì nguyên do ấy. Đặc biệt, Hòn Nhạn còn được chọn làm điểm chuẩn A1 của đường cơ sở để xác định lãnh hải Việt Nam. Với tổng diện tích khoảng trên 2.000m2, cấu tạo địa chất hoàn toàn là đá vôi nên rất hiếm cỏ cây có thể sinh trưởng tại nơi này.

Theo một số người dân ở đây thì từ những năm 2000 về trước, Hòn Nhạn có thể coi là xứ sở của loài chim đáng yêu thuộc họ én này. Thậm chí, trên hòn lúc nào cũng chật kín chim nhạn về làm tổ và sinh sản. Nhưng hiện nay, do một số người dân thiếu ý thức, thường lên hòn săn bắt chim nhạn và tìm trứng chim mang về làm thức ăn, dẫn đến việc chim nhạn ngày một thưa thớt.

hải sản quý hiếm
Thổ Chu có nhiều loại hải sản quý hiếm

Ý thức được giá trị của loại chim này cũng như vai trò của chúng trong việc góp phần làm đa dạng sinh vật các loài chim biển, các lực lượng hải quân, biên phòng, Công an xã đảo Thổ Chu đã phối hợp cùng triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo tồn loài chim nhạn. Tăng cường tuần tra, xử lý các vi phạm của người dân trong việc săn bắt chim nhạn. Các thành viên tham gia công tác này đã chủ động tổ chức khảo sát và tìm hiểu tập quán sinh trưởng của loài chim nhạn, đánh dấu chi tiết trên bản đồ những khu vực chim thường đẻ trứng để có biện pháp bảo vệ trứng và chim non trước những hiểm họa từ thiên nhiên và con người. Từng bước một, chim chóc lại dần tìm về Hòn Nhạn.

Ông Huỳnh Văn On, một ngư dân có tuổi ở đây cho biết: Ngày trước, khi chưa có dân ra đảo, chỉ có các đơn vị bộ đội, đường mòn đầy đá cuội và rừng rậm còn hoang sơ. Thường thì một tháng có một chuyến tàu ra đảo nên thư từ liên lạc với đất liền cũng phải mất ngần ấy thời gian mới đến. Bây giờ một tuần có một chuyến tàu nên cuộc sống người dân trên đảo có phần khởi sắc. Họ cảm thấy đất liền thật gần. Song, việc đi lại giữa đất liền với hòn đảo này cũng còn rất xa xôi và mất nhiều thời gian.

Xa xôi, cách trở, đây cũng là vấn đề tâm tư của hầu hết các cán bộ, chiến sỹ công tác ở Thổ Chu. “Ở đây rất nhiều cán bộ, chiến sỹ có người thân, gia đình ở đất liền. Nhu cầu đi lại là rất lớn những không phải muốn là về được. Tất cả phải phụ thuộc vào tàu. Cũng nhiều ca bệnh cấp cứu vào trong kia cũng không kịp, có khi phải qua đời. Đường sá là khó khăn nhất, vật chất, hàng hóa đưa ra đây giá cả đắt đỏ, đó cũng là khó khăn. Còn thuận lợi là cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đều có ý chí, quyết tâm, có niềm tin thì mình sẽ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và mọi việc sẽ tốt hơn”, anh Nguyễn Văn Hải, cán bộ xã Thổ Châu chia sẻ.

Ngày 22/10/2014, tại Kỳ họp thứ 13 (bất thường), HĐND tỉnh Kiên Giang khoá VIII đã thông qua tờ trình về việc thành lập huyện đảo Thổ Châu, trên cơ sở toàn bộ xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc hiện tại. Đồng thời, chính quyền tỉnh Kiên Giang cũng đã có nhiều dự án phát triển kinh tế và du lịch để xây dựng Thổ Chu trở thành một huyện đảo giàu mạnh trên khu vực biển Tây. Như vậy, trong một tương lai không xa, Thổ Chu sẽ trở thành một hòn đảo mạnh về quốc phòng an ninh, phong phú, đa dạng về thiên nhiên sinh thái, nhiều tiềm năng du lịch và giàu có về kinh tế. Đảo xa sẽ không còn xa nữa, bởi còn có rất nhiều người nặng lòng với đảo tiền tiêu.

Báo Công Lý, 25/11/2015
Đăng ngày 26/11/2015
Nam Hoàng
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:28 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:28 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:28 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:28 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:28 29/03/2024