Vụ cắm cọc, bắt ngư dân “nộp tô” ở Hải Phòng: Bảo kê lại tái xuất

Sau khi Lao Động đăng loạt bài “Cắm cọc, bảo kê bắt ngư dân “nộp tô”, thực trạng này tại vùng cửa sông Văn Úc thuộc quận Dương Kinh, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) đã được xử lý. Tuy vậy, không được bao lâu thì gần đây, bảo kê lại xuất hiện tại vùng cửa biển thuộc quận Đồ Sơn.

cọc lãnh địa
Hàng cọc “lãnh địa” bảo kê tại vùng cửa biển Đồ Sơn thách thức dư luận.

Lại cắm cọc, quây bãi chiếm ngư trường

Từ tháng 6.2015 Báo Lao Động đăng loạt bài “Cắm cọc bảo kê bắt ngư dân “nộp tô””, phản ánh tình trạng bất ổn tại các bãi triều, vùng cửa biển quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Ngay lập tức, Thành ủy, UBND TP.Hải Phòng đã ra văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan vào cuộc xử lý dứt điểm, đồng thời chỉ đạo các địa phương ven biển phải tiến hành rà soát, chấn chỉnh tình trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản tại các bãi triều ven sông, cửa biển. Giám đốc Công an TP.Hải Phòng chỉ đạo lập chuyên án 915C về việc đấu tranh với nhóm đối tượng hoạt động theo hình thức bảo kê, tàng trữ sử dụng vũ khí, cố ý gây thương tích tại khu vực bãi triều ven biển, bắt 4 đối tượng bảo kê... Tuy vậy, những ngày gần đây PV Báo Lao Động tiếp tục nhận được phản ánh của ngư dân về việc tái xuất hiện tình trạng cắm cọc, bảo kê tại khu vực bãi triều của quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Lên tàu của ngư dân xuất phát từ bến tàu cạnh cống Họng thuộc địa phận phường Bàng La (quận Đồ Sơn), chúng tôi dễ dàng nhận thấy hàng cọc cách bờ khoảng 1,5km, kéo dài hơn 3km từ phía đông dự án Đồi Rồng kéo dài đến khu vực gần Casino Đồ Sơn. Theo các ngư dân ở đây, từ khi hàng cọc mọc lên giữa biển, họ buộc phải ra ngư trường xa hơn cách bờ vài chục kilomet để khai thác. Ra xa nhưng với đặc thù khai thác con don, dắt thì càng ra xa sản lượng càng giảm trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu tăng nhiều, khiến bà con ngư dân khốn đốn. Dẫu biết rằng những vùng cửa biển dồi dào sản lượng don, dắt nhất đã bị các đối tượng tự ý cắm cọc, quây bãi nhưng những ngư dân “thấp cổ, bé họng” chẳng còn cách nào khác ngoài việc tránh xa những hàng cọc.

Cửa biển lại dậy sóng

Vài lần, có tàu của ngư dân vượt qua hàng cọc, ngay lập tức có người đi tàu ra chửi bới, ngăn cản. Dù chẳng đưa ra được bằng chứng nào về tính pháp lý của hàng cọc, nhưng những đối tượng này đều khẳng định đây là vùng mặt nước của họ và họ đã “mua” rồi.

Bị các đối tượng bảo kê chèn ép quá, những ngư dân làm nghề khai thác thủy-hải sản ven bờ quyết định gửi đơn tới các cấp chính quyền địa phương, đồng thời phản ánh tới báo chí. Ngày 31.10, bà Phạm Thị Yến ở phường Hợp Đức (quận Đồ Sơn) đại diện cho 5 hộ nuôi ngao ở khu vực bãi triều phường Bàng La kiến nghị tới các cấp chính quyền việc có 5 người đi trên phương tiện tàu composite ra cắm cọc, giăng lưới vùi để đánh bắt thủy sản, ảnh hưởng đến việc nuôi ngao. Ngày 15.11, bà Yến tiếp tục làm đơn tố cáo nhóm đối tượng do ông Nguyễn Đức Hòa, ở phường Ngọc Xuyên (quận Đồ Sơn) tổ chức cắm cọc, giăng lưới vùi ở vùng nuôi ngao của mình. Tiếp đó, ngày 6.11, đại diện 10 hộ ngư dân làm nghề khai thác don, dắt ở quận Đồ Sơn làm đơn tố cáo nhóm đối tượng cắm cọc, quây bãi ngăn cấm họ vào khai thác ở bãi tự nhiên, thậm chí đe dọa hành hung.

Ngày 13.11, UBND phường Bàng La (quận Đồ Sơn) tổ chức đối thoại giữa các ngư dân với đối tượng họ tố cáo tổ chức cắm cọc là ông Nguyễn Văn Hùng ở phường Bàng La, quận Đồ Sơn. Tham gia đối thoại có đại diện Đồn biên phòng Đồ Sơn, Công an phường Bàng La, lãnh đạo UBND phường cùng một số đơn vị, đoàn thể. Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND phường khẳng định, chính quyền phường không ký hợp đồng cho phép nhóm đối tượng cắm cọc quây bãi tự nhiên. Do vậy, lãnh đạo UBND phường Bàng La đề nghị công an phường và Đồn biên phòng Đồ Sơn phối hợp làm rõ việc cắm cọc, quây bãi trái phép này theo kiến nghị của người dân. Sau cuộc họp trên, những tưởng sự việc sẽ được giải quyết nhưng tới nay hàng cọc vẫn tồn tại thách thức dư luận, còn những ngư dân hoặc tiếp tục, hoặc “treo tàu” để lên bờ làm thuê, hoặc tìm đến ngư trường khác.

Báo Lao Động, 27/11/2015
Đăng ngày 28/11/2015
Việt Hòa
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:34 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:34 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:34 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:34 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:34 29/03/2024