Ngư dân miền Trung hồ hởi đón nhận Nghị định 89

Điểm mới của Nghị định 89 về chính sách phát triển thủy sản sẽ giúp gỡ nút thắt trong cơ chế, chính sách vay vốn ưu đãi mà ngư dân đang vấp phải.

hiện đại hóa tàu cá
Mục tiêu hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ sẽ được đẩy nhanh tiến độ.

Ông Nguyễn Việt Hằng là ngư dân đầu tiên ở Bình Định được vay vốn đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ với tổng giá trị con tàu lên đến 18 tỷ đồng. Nếu phải trả nợ trong vòng 11 năm theo quy định tại Nghị định 67, mỗi năm gia đình ông phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng hơn 1,5 đồng. Nay Nghị định 89 sửa đổi, thời gian trả nợ đối với tàu vỏ thép kéo dài lên 16 năm đã giúp ông giải tỏa phần nào áp lực trả nợ. Theo ông Hằng và nhiều ngư dân Bình Định, việc Chính phủ kịp thời giải quyết các vướng mắc tại Nghị định 67 sẽ giúp cho ngư dân sớm được vươn khơi trên những tàu cá hiện đại.

Ba vấn đề được phần lớn ngư dân cho là bất cập và gây khó khăn, thậm chí khiến nhiều ngư dân ngại vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 nay đã được tháo gỡ tại Nghị định 89, đó là cho ngư dân kéo thời gian trả nợ, được hỗ trợ 100% chi phí thiết kế tàu vỏ thép, vật liệu mới có công suất từ 400CV và ngư dân được sử dụng máy cũ khi nâng cấp tàu. Như tại Bình Định, tỉnh có đội tàu khai thác xa bờ chiếm đến 20% tổng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ của cả nước, việc cho cải hoán tàu được sử dụng máy cũ đã giúp ngư dân tiết kiệm hàng trăm triệu đồng/mỗi tàu cá. Vấn đề còn lại hiện này là các ngân hàng cần phải vào cuộc mạnh hơn.

Theo Ngân hàng Nhà nước, có đến 5 ngân hàng thương mại được chỉ định cho ngư dân vay vốn hiện đại hóa tàu cá theo Nghị định 67, nhưng ở nhiều tỉnh, thành đến nay chỉ có 1 hoặc 2 ngân hàng tham gia.

Với sự vào cuộc tích cực này, các địa phương và người dân kỳ vọng, mục tiêu hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ sẽ được đẩy nhanh tiến độ thay vì vẫn chỉ dừng lại con số khiếm tốn: 52 tàu cá đóng mới và nâng cấp hạ thủy đi vào hoạt động trong hơn 1 năm qua.

VTV, 29/11/2015
Đăng ngày 30/11/2015
Nguyên Linh - Hữu Giang (Ban Thời sự)
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 01:40 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 01:40 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:40 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 01:40 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:40 17/04/2024