Ngư dân Việt bị tàu lạ bắn chết ở Trường Sa

PGS-TS Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam: Việc bắn chết ngư dân là một hành động dã man, phi nhân đạo!

đánh bắt trên biển
Ngư dân đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: CTV

Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam Lưu Văn Huy: Dùng vũ lực tấn công, bắn chết ngư dân ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam là hành động không thể chấp nhận được và cần phải điều tra làm rõ.

Ngày 29-11, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), cho hay ngư dân Trương Đình Bảy (sinh năm 1973, quê xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã bị một nhóm người đi trên tàu lạ dùng súng bắn chết khi đang hành nghề ở vùng biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đang neo đánh bắt thì bị tấn công

Ngư dân Trương Đình Bảy là thuyền viên đi trên tàu QNg 95861 TS do ông Nguyễn Văn Cu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) làm chủ tàu.

Ông Hùng cho biết thêm: Lúc 19 giờ tối cùng ngày, ông đã liên lạc được qua Icom với các ngư dân đi trên tàu QNg 95861 TS. Theo đó các ngư dân tường trình bước đầu vụ việc như sau: Vào chiều tối 26-11, tàu QNg 95861 TS cho neo tàu để các thuyền viên thả thúng nhỏ vào các bãi rạn san hô ở quần đảo Trường Sa hành nghề lặn biển. (Thông tin ban đầu cho hay, vị trí này cách đá Suối Ngọc 30 hải lý. Đá này cách đá Vành Khăn (nơi Trung Quốc cưỡng chiếm và đang xây đảo nhân tạo trái phép) 29 hải lý về phía Nam). Trên tàu lúc này chỉ còn lại hai ngư dân là chủ tàu Nguyễn Văn Cu và thuyền viên Trương Đình Bảy. Lúc 18 giờ 15 cùng ngày, khi tàu đang neo đậu thì xuất hiện hai tàu lạ áp sát tàu của ngư dân Quảng Ngãi. Lúc đó năm người trên một tàu lạ xông thẳng về tàu của ngư dân Việt Nam. Ba người trong số đó có trang bị súng, nhảy lên tàu trấn áp ngư dân. Thấy thế ngư dân Bảy chạy về hướng mũi neo tàu với mục đích chặt dây neo để chạy thoát thì bị một trong ba kẻ này dùng súng bắn chết ngay trên tàu. Sau khi bắn chết ngư dân Bảy, nhóm người này lên tàu rời đi.

Ông Cu lập tức báo động với các ngư dân đang lặn quay trở lại tàu và đưa thi thể ngư dân Bảy về đất liền, đồng thời báo sự vụ trên về gia đình ông Bảy.

Ông Phùng Bá Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, cho biết vụ việc này địa phương đã tiếp nhận thông tin từ phía gia đình. “Địa phương đang phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng tiếp tục xác minh để làm rõ cái chết của ngư dân Bảy” - ông Vương nói.

Theo Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu thì hai ngày tới, tàu QNg 95861 TS sẽ đưa thi thể ngư dân Trương Đình Bảy về tới quê nhà. Vụ việc nghiêm trọng này cũng đã được địa phương xã Bình Châu báo cáo khẩn cấp lên cấp trên.

Sự vụ sẽ được điều tra cụ thể

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều cùng ngày về sự vụ trên, Trung tướng Võ Trọng Việt, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định: “Vụ việc đang được điều tra, xác minh cụ thể”.

Phản ứng trước sự vụ này, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, lên tiếng: “Dù là lực lượng chấp pháp của nước ngoài hay bất cứ lực lượng nào có hành động dùng vũ lực tấn công, bắn chết ngư dân ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì đó là hành động không thể nào chấp nhận được”.

Theo ông Huy, đây là một hành động đáng lên án và phải tiến hành điều tra ngay. Và sau quá trình điều tra, xác minh vụ việc phải có kết luận cụ thể để quy rõ trách nhiệm đối với những cá nhân, lực lượng đã gây ra sự vụ đối với ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của ta. “Kết luận điều tra đó phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân được biết” - ông Huy nói và cho hay - “Các ngư dân khi gặp những sự cố tương tự cần phải báo cáo ngay với lực lượng chấp pháp của mình để kịp thời bảo vệ ngư dân trên biển”.

Lên tiếng về sự vụ này, PGS-TS Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, bức xúc: “Hội Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối, lên án hành động này. Việc bắn chết người như thế là một hành động dã man. Đó là việc làm phi nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển, đảo Việt Nam, gây tổn hại nghiêm trọng đến người và tài sản của ngư dân Việt Nam”.

Ông Trác cũng đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cần có giải pháp cụ thể để bảo vệ ngư dân của mình hoạt động đánh bắt trên vùng biển chủ quyền. Ngăn chặn các hành động vi phạm của lực lượng nước ngoài. Đồng thời sớm làm rõ vụ việc để ngư dân an tâm vươn khơi.

Báo Pháp Luật TPHCM, 29/11/2015
Đăng ngày 30/11/2015
Đặng Trung - Luận Ngữ
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 15:02 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 15:02 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:02 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 15:02 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:02 16/04/2024