Tình hình áp dụng VietGAP trong nuôi cá Tra theo Nghị định 36

Có thể nói nhiều năm qua, người nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn trong tình trạng thua lỗ, nợ vốn ngân hàng, nợ tiền vật tư. Phần lớn người nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long thường không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, dẫn đến tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi cao (trên 50%). Các hộ nuôi sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan, nguồn nước nuôi ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh kéo dài, khó kiểm soát. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra thường làm theo đơn đặt hàng. Tỷ lệ hàng bị trả về hoặc “bán tháo” thường cao. Nhiều doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu cũng tham gia làm hàng xuất khẩu. Bởi vậy, việc tranh mua, tranh bán trong vùng nguyên liệu diễn biến phức tạp. Khi giá xuất khẩu xuống thấp, doanh nghiệp "bỏ chạy", người nuôi lâm vào cảnh không bán được cá, dẫn đến thua lỗ kéo dài. Nhiều nông hộ ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp... phải phá sản, treo ao.

VietGAP cá tra
Ảnh minh họa

Trước thực trạng trên, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP để quy hoạch và đưa ra các quy chuẩn đối với việc nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Các địa phương đã tập trung rà soát, phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng nuôi, chế biến cá tra ở địa phương. Việc làm này nhằm đẩy nhanh triển khai cấp mã số ao nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, ứng dụng và chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGap). Chương trình VietGAP là chương trình mang tính dài hạn, vì vậy cần xây dựng một bộ tiêu chí phù hợp với khả năng triển khai áp dụng, đáp ứng xu thế của yêu cầu thị trường và cần phải thực hiện ngay từ lúc này. Áp dụng VietGAP để phát triển bền vững, để khẳng định chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành bộ tiêu chuẩn VietGAP cho cá tra, giúp nâng cao chuổi giá trị cho cá tra từ trang trại đến bàn ăn, góp phần để các tra phát triển ổn định và bền vững, đảm bảo lợi ích người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu, là cơ sở để người nuôi cá tra trong nước tiến tới thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế khác như GlobalGAP, BAP,ASC…

Cá tra Việt Nam hiện nay có không ít hơn 9 bộ tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững quốc tế của các tổ chức phi chính phủ đặt ra như: GlobalGAP, ASC, MSC, AquaGAP, BAP, SQF 1000…Các tiêu chuẩn chủ yếu dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) theo 4 khía cạnh về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe động vật và an sinh xã hội. Thị trường khác nhau yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau như: các nước Tây Âu yêu cầu dán nhãn GlobalGAP, Mỹ yêu cầu tiêu chuẩn BAP và Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ yêu cầu ASC. Tuy nhiên, Đông Âu và các nước Châu Phi hiện nay không cần chứng nhận mà là sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của họ. Ngoài ra, vấn đề chất lượng và số lượng sản phẩm đạt chứng nhận hiện nay cũng chưa minh bạch trên thị trường. Sự việc năm 2014, Walmart mua sản phẩm đạt 2*  theo tiêu chuẩn BAP  khoảng 11 triệu pound, trong khi đó toàn thị trường Mỹ nhập sản sản phẩm này khoảng 50 – 60 triệu pound. Khi đó, tổng sản lượng fillet cá tra Việt Nam đạt BAP 2* năm 2014 là 18,2 triệu pound theo tổ chức chứng nhận (GAA), nhưng họ lo lắng sản phẩm pangasius mà họ mua không hoàn toàn đều là sản phẩm được chứng nhận BAP 2*. Hiện nay, người nuôi cá tra khó khăn trong việc định hướng áp dụng tiêu chuẩn nào là có hiệu quả nhất.

Tính đến 30/10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích 686 ha. Trong đó, cá tra diện tích đạt chứng nhận VietGAP lớn nhất có 42 cơ sở  nuôi cá tra chiếm 361,5ha; 23 cơ sở tôm thẻ chân trắng; 3 cơ sở nuôi tôm sú; 2 cơ sở nuôi cá rô phi; 1 cơ sở nuôi cá lóc; 1 hợp tác xã hôi tôm càng xanh; 1 hợp tác xã nuôi cá song; 1 cơ sở nuôi lươn và 1 cơ sở nuôi cá Điêu hồng.

Hình thành hợp tác sản xuất theo VietGap

Việc hình thành hợp tác xã sản xuất cá tra theo VietGAP là một bước đi mới giúp các hộ nuôi nhỏ lẻ liên kết với doanh nghiệp sản xuất chế biến trong sản xuất. Điều này giúp các hộ nuôi nhỏ lẻ yên tâm sản xuất, doanh nghiệp cung cấp thức ăn con giống, thuốc, cơ sở hạ tầng nuôi tập trung và dễ kiểm soát. Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn đinh, truy xuất được nguồn gốc, chất lượng được kiểm soát, giảm thiểu được chi phí vận chuyển. Do đó việc áp dụng VietGAP sẽ dễ dàng triển khai hơn, giảm được chi phí chứng nhận. Hiện nay, đã có những mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nuôi như: Công ty TNHH Hùng Vương và công ty cung cấp thức ăn thủy sản Sao Mai, mô hình đã dần đi vào sản xuất ổn định, đồng thời mở rộng diện tích nuôi lên 2,8 ha. Công ty TNHH Phát Tiến nhà máy chế biến của hoạt động với công suất 180 tấn nguyên liệu/ngày. Để có nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng, thời gian qua, Công ty liên kết với các hộ nông dân để nuôi cá tra nguyên liệu. Theo đó, công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, vốn và con giống, thức ăn, thuốc thủy sản cho người nuôi. Khi thu hoạch, doanh nghiệp thu mua theo giá thị trường. Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ 1:3 cho nông dân và doanh nghiệp. Cho đến thời điểm này, Phát Tiến đã đầu tư cho 10 hộ nuôi cá tra với diện tích 40 ha.

Fistenet, 30/11/2015
Đăng ngày 01/12/2015
Văn Thọ
Nuôi trồng

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:03 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:03 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:03 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:03 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:03 25/04/2024