“Thần rùa” giúp người nuôi tôm tự kiểm tra chất lượng nguồn nước

Sau khi phân tích về tình trạng nguồn nước, dữ liệu sẽ được ghi lại và truyền về máy tính thông qua mạng di động không dây (3G) chỉ trong vòng vài phút để người sử dụng có thể biết được nguồn nước của mình có đảm bảo hay không. Đặc biệt, hệ thống này cũng có khả năng truyền dữ liệu qua điện thoại di động, giúp người dân có thể theo dõi tình trạng nguồn nước dù đang ở bất cứ nơi đâu.

con rùa đo chất lượng nước
Thiết bị kiểm tra chất lượng nước có thiết kế như một con rùa

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là ngành có độ rủi ro cao nhất. Chỉ tính riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hàng năm, dịch bệnh trên tôm đã làm nhiều hộ nuôi trồng rơi vào cảnh tay trắng, nợ nần.

Cụ thể, trong năm 2004, 28% số hộ thả nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng do tôm nuôi bị chết. Năm 2005, con số này là 34% và năm 2006 là 20%. Đặc biệt, trong 2 tháng 4-5/2011, dịch bệnh đã tàn phá 90% diện tích nuôi tôm ở Sóc Trăng, với thiệt hại kinh tế ước tính hơn 1.000 tỷ đồng.  

Bên cạnh dịch bệnh, việc xuất khẩu tôm của nước ta cũng gặp nhiều khó khăn do các nước nhập khẩu sử dụng hàng rào kỹ thuật về dư lượng chất kháng sinh. Điều này dẫn tới việc, không ít lô hàng của chúng ta bị trả về do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Trong năm 2015, giá trị xuất khẩu tôm của chúng ta đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2014, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như uy tín của Việt Nam.

Theo TS. Đoàn Đức ChánhTín, Trưởng bộ phận Nghiên cứu & Triển khai, Phòng thí nghiệm công nghệ Nano, rủi ro cao trong việc nuôi tôm không phải do kỹ thuật khó khăn mà do tác động của môi trường, nguồn dịch bệnh phát tán theo nguồn nước. “Con tôm là loài sinh vật mẫn cảm với các thay đổi, dù là nhỏ nhất của môi trường. Do đó, chỉ cần nguồn nước không đảm bảo, tôm rất dễ sinh bệnh và chết hàng loạt. Khi tôm bệnh, nếu không muốn tôm chết, không còn cách nào khác người nông dân phải sử dụng đến thuốc kháng sinh với hy vọng còn nước còn tát. Điều này lại dẫn đến hệ quả, tôm có dư lượng thuốc kháng sinh cao, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Từ đó, tạo nên một vòng xoay không có điểm dừng”.

Cũng theo TS. Tín, để giải quyết vấn đề này, hiện chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp như ngăn ngừa bệnh từ xa như kiểm soát con giống, thức ăn, môi trường nước nuôi tôm... Đồng thời, áp dụng các quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu ra thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, châu Âu... Tuy nhiên, con giống, dịch bệnh hay quy trình nuôi trồng chúng ta có thể kiểm soát được, nhưng môi trường nước thì tương đối khó khi hệ thống các phòng thí nghiệm vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người nuôi tôm. Đơn cử, “khi muốn kiểm tra chất lượng nước, người nuôi tôm phải múc nước từ dưới ao mang đến các phòng thí nghiệm phân tích. Để nhận được kết quả ít nhất cũng tốn mất một ngày, điều này làm cho phản ứng của người dân đối với dịch bệnh sẽ trở nên chậm trễ, gây hậu quả nặng nề”.

Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư thuộc Bộ phận Nghiên cứu & Triển khai, Phòng thí nghiệm công nghệ Nano – ĐH Quốc gia TP.HCM vừa chế tạo ra một thiết bị kiểm tra nguồn nước tự động, có thể kiểm tra chất lượng nước mọi lúc, mọi nơi với thời gian tương đối nhanh, chỉ trong vòng vài phút, giúp người nuôi tôm có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát quá trình nuôi tôm của mình.

Thiết bị được thiết kế có hình dạng như một con rùa nước, được trang bị các đầu dò cảm biến cùng hệ thống phân tích các chỉ số nước tự động như oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ mặn, nồng độ NH3, NO2 trong nước...

Khi sử dụng, thiết bị sẽ được thả trên mặt nước ao nuôi để đo và lấy nước ở nhiều vị trí khác nhau. Với nhiều đầu dò cảm biến, thiết bị có thể đo được nhiều thông số nguồn nước trong cùng một thời điểm. Các chỉ số phân tích này có thể thay đổi được tùy theo yêu cầu và tùy chỉnh của mỗi người dân. Sau khi phân tích về tình trạng nguồn nước, dữ liệu sẽ được ghi lại và truyền về máy tính thông qua mạng di động không dây (3G) chỉ trong vòng vài phút để người sử dụng có thể biết được nguồn nước của mình có đảm bảo hay không. Đặc biệt, hệ thống này cũng có khả năng truyền dữ liệu qua điện thoại di động, giúp người dân có thể theo dõi tình trạng nguồn nước dù đang ở bất cứ nơi đâu.

di chuyển trên mặt nước
Thiết bị có thể di chuyển trên mặt nước

truyền dữ liệu
Dữ liệu về nguồn nước sau khi thu thập sẽ được chuyển về máy tính

theo dõi trên điện thoại
hoặc truyền về điện thoại di động cho người sử dụng tiện theo dõi

Theo PGS-TS Đặng Mậu Chiến, Giám đốc Phòng Thí nghiệm công nghệ Nano, thiết bị này không chỉ giúp người dân yên tâm hơn khi kiểm soát được chất lượng nguồn nước, hạn chế khả năng dịch bệnh của tôm, mà còn giúp các doanh nghiệp kiểm soát được dư lượng chất kháng sinh trong thủy sản. Giúp cho doanh nghiệp không còn phải lo lắng khi hàng hóa bị trả về, nâng cao vị thế của ngành xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Khám Phá, 01/12/2015
Đăng ngày 02/12/2015
Thiện An
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 22:50 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 22:50 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 22:50 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 22:50 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 22:50 28/03/2024