Thị trường tôm đông lạnh EU: Cơ hội và thách thức

au khi dịch bệnh EMS tác động mạnh tới thị trường tôm toàn cầu năm 2013/2014, đồng EUR giảm giá tác động mạnh nhất tới thị trường tôm EU năm nay. Bên cạnh đó, giá tôm giảm mạnh cũng là một yếu tố tác động. An toàn thực phẩm, tính bền vững và chuỗi nguồn cung minh bạch ngày càng là những yêu cầu quan trọng trên thị trường tôm châu Âu. Để đảm bảo nguồn cung sản phẩm tôm an toàn và bền vững, các nhà NK châu Âu đang rút gọn các khâu trong toàn chuỗi nguồn cung và đầu tư vào các mối quan hệ lâu dài. DNXK sẽ có cơ hội kinh doanh ở thị trường này nếu họ đáp ứng được những yêu cầu về an toàn thực phẩm và tính bền vững.

tôm thẻ chân trắng

Bốn xu hướng và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu

1. Sản phẩm bền vững

Ngành nuôi tôm gần đây bị chỉ trích từ các phương tiện thông tin đại chúng ở châu Âu như Đức và Hà Lan (ví dụ vấn đề lạm dụng lao động trẻ em ở Thái Lan), do ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng và môi trường. Do nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề này ngày càng tăng nên các nhà NK châu Âu muốn tìm tới các nhà cung cấp tôm đã được chứng nhận (ví dụ GLOBALG.A.P.) hoặc các nhà cung cấp có thể cung cấp những sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Thông tin tích cực với ngành tôm là: Từ năm 2012, Ủy ban châu Âu quyết định giảm lấy mẫu các lô hàng tôm nuôi từ Ấn Độ và Indonesia từ 20% xuống 10% (Quyết định 2012/690/EU). Trước năm 2010, EU tăng cường thanh tra là do phát hiện thấy hóa chất. Sau khi tăng cường lấy mẫu, các lô hàng từ Ấn Độ và Indonesia đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi cũng được cải thiện bằng cách áp dụng những quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng các chất này. Tuy nhiên, các nhà cung cấp tôm ở các nước này vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa. Trong quý 4/2014, văn phòng thú y và thực phẩm EU đã từ chối một số lô tôm nuôi từ Ấn Độ do phát hiện có kháng sinh cấm.

Do nhận thức của người tiêu dùng liên quan đến việc sử dụng hóa chất trong nuôi tôm tăng, EU sẽ vẫn duy trì các quy định nghiêm ngặt và áp dụng các hình thức xử phạt nếu tình hình không được cải thiện. Việc xử phạt ở châu Âu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của DN trên thị trường châu Âu cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, các nhà sản xuất tôm cần hợp tác với hiệp hội các nhà XK trong nước và chính phủ để đảm bảo tuân thủ pháp lý trong ngành tôm.

2. Chứng nhận ngày càng quan trọng

Trong khi một số thị trường ngách xuất hiện dựa trên một loạt các yêu cầu về chứng nhận, thị trường chính cũng ngày càng nhập nhiều các sản phẩm tôm có thương hiệu chứng nhận. Các chuỗi siêu thị lớn ở Bắc Âu và Tây Âu thể hiện rõ nhất xu hướng này. Hiện chứng nhận phổ biến nhất là Global GAP. Tuy vậy, các chuỗi siêu thị ở Tây Âu mới đây còn tham vọng rằng tất cả các sản phẩm tôm của họ phải được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ASC) bắt đầu từ năm 2015. Chứng nhận ASC cho tôm được phát động năm 2014, và sản phẩm tôm có chứng nhận ASC đầu tiên đã xuất hiện ở thị trường Scandinavia vào cuối năm 2014. Các quốc gia khác ở Bắc Âu và Tây Âu cũng đi theo xu hướng này năm 2015. ASC dự kiến sẽ ngày càng trở lên quan trọng ở cả các vùng khác của châu Âu.

Năm 2013, Global GAP và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản bắt đầu hợp tác để hài hòa hóa các yêu cầu của các chứng nhận này. Cách tiếp cận từng bước này cho phép các nhà cung cấp thực hiện chứng nhận Global GAP trước và tiếp đó chứng nhận ASC sau. Phương thức này giúp các nhà cung cấp đạt được chứng nhận dễ dàng hơn.

3. Tính đồng bộ

Trước đây, các nhà NK tại EU thường đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau. Hiện thị trường EU đang trở lên thống nhất hơn một phần do EU có các quy định nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ áp dụng các yêu cầu tương tự nhau. Sáng kiến Thủy sản Bền vững Toàn cầu có thể giúp tăng cường tính thống nhất của thị trường EU.

4. Sản phẩm giá trị gia tăng

Do áp lực thời gian và số người tiêu dùng không biết cách chế biến tôm, nhu cầu các sản phẩm tôm giá trị gia tăng, ăn liền hoặc dễ chế biến ngày càng tăng. Hiện nay, thị trường EU mới chỉ nhập tôm đã lột vỏ và chia khẩu phần. Tuy nhiên, do áp lực giá, các nhà chế biến tại các nước phát triển về lâu dài sẽ tập trung chế biến các sản phẩm gia tăng phức tạp hơn như tôm tẩm gia vị. Các nhà cung cấp sẽ có nhiều cơ hội hơn trên thị trường EU nếu họ sản xuất các sản phẩm tôm giá trị gia tăng chất lượng như tôm xiên que hoặc hoặc tôm ướp gia vị.

Lưu ý rằng chứng nhận BRC/IFS rất cần cho những sản phẩm này vì chúng được bán thông qua các kênh bán lẻ thực phẩm hay dịch vụ thực phẩm cao cấp

Bốn thách thức ảnh hưởng đến cạnh tranh của nhà xuất khẩu

1. Nhiều rào cản

DN khi thâm nhập vào thị trường châu Âu phải đối mặt với nhiều rào cản. Các quy định về an toàn thực phẩm khá phức tạp, những yêu cầu về tính bền vững và chi phí áp dụng chứng nhận cũng cao hơn các thị trường châu Á và Nam Mỹ. Do chi phí này và sự cạnh tranh mạnh giữa các nhà cung cấp, các DN mới thâm nhập thị trường EU cần đưa ra các mức giá cạn tranh để vào được thị trường này. Xu hướng này sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, dài hạn các nhà NK châu Âu sẽ phải cạnh tranh với các nhà NK ở các thị trường khác như các nước BRIC. Do vậy, các nhà NK châu Âu sẽ phải giảm rào cản để đảm bảo nguồn cung tôm nuôi.

Nếu DNXK muốn thâm nhập vào thị trường tôm châu Âu, họ cần cân nhắc đầu tư vào cơ sở sản xuất khép kín và đảm bảo tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của châu Âu.

2. Sự thay thế giữa các loài tôm khác nhau

Có sự cạnh tranh giữa những loài tôm khác nhau, đặc biệt giữa hai loài tôm nuôi được NK chủ yếu: tôm sú và tôm chân trắng. Việc thay thế các loài hải sản khác hoặc các sản phẩm thịt gà cho tôm khá nhỏ vì rất ít sản phẩm sở hữu những đặc điểm tương đồng. Với những sản phẩm tôm cỡ nhỏ và vừa, tôm chân trắng thường được ưa chuộng hơn tôm sú và có giá cạnh tranh hơn. Do vậy, nguồn cung tôm của thị trường thế giới dự kiến vẫn đủ trong vài năm tới, mức độ thay thế cho tôm bằng các sản phẩm khác dự kiến không tăng trong ngắn hạn. Quan trọng là, các nhà XK từ các nước đang phát triển (DC) phải có kiến thức về thị hiếu của những thị trường riêng biệt đối với các loài tôm nuôi khác nhau.

Nếu là nhà cung cấp tôm sú, DN cần tìm các nhà NK châu Âu – những người có thể cung cấp hàng cho các thị trường ngách ở châu Âu, ví dụ thị trường tôm sú hữu cơ.

3. Cạnh tranh mạnh

Mặc dù đã tạm thời thay đổi, xu hướng canh tranh trên thị trường tôm nuôi vẫn khá cao. Thị trường cho các sản phẩm tôm nuôi là một thị trường cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp. Liên quan đến tôm sú, sự cạnh tranh xuất hiện giữa các nhà cung cấp từ Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Indonesia. Liên quan đến tôm chân trắng, sự cạnh tranh xuất hiện giữa các nhà cung cấp châu Á từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Ấn Độ. Ở Nam Mỹ, Ecuador cũng là một nhà cung cấp tôm chân trắng. Các nhà cung cấp các sản phẩm tôm chứng nhận ít phải cạnh tranh hơn do chỉ một số lượng nhỏ các nhà cung cấp hiện được chứng nhận bởi các sáng kiến chứng nhận như ACC, ASC, và Global GAP. Với nhu cầu các sản phẩm tôm chứng nhận ngày càng tăng, các nhà XK từ các nước DC có thể cung cấp tôm chứng nhận sẽ tìm thấy nhiều cơ hội tốt trên thị trường EU.
Đối với DNXK, quan trọng phải có kế hoạch marketing tốt để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm của bạn phải có được một trong các chứng nhận.

4. Sức mua giảm

Sức mua trong ngành tôm thường tương đối cao. Các nhà NK tôm nuôi ở các nước châu Âu thường chiếm một vị trí quan trọng trong chuỗi nguồn cung. Các công ty này biết các nhà cung cấp tôm nuôi khác nhau và họ thường nắm vững về xu hướng và diễn biến trên thị trường tôm. Các nhà NK châu Âu cần phải đáp ứng những yêu cầu của ngành dịch vụ thực phẩm và bán lẻ. Đặc biệt, các siêu thị châu Âu chỉ nhập hàng từ các nhà cung cấp có các trại nuôi tôm được chứng nhận Global GAP.

Do nhu cầu tăng từ các nước BRIC, sức mua ở châu Âu đã giảm mạnh trong năm 2013. Giá cao cộng với nhu cầu cao từ Trung Quốc đã làm thay đổi các nhà NK châu Âu từ những người định hướng giá trở thành những người bị động về giá. Điều này làm giảm sức mua của các nhà NK châu Âu tuy nhiên nếu giá vẫn cao, người mua sẽ không chấp nhận mức giá đó, nhu cầu từ EU sẽ giảm và kết quả là giá sẽ ổn định. Năm 2014, lực mua đã tăng dần do nguồn cung tăng từ Indonesia và Ấn Độ. Khi vấn đề khan hiếm nguồn cung nguyên liệu được giải quyết, các nhà XK cần cân nhắc duy trì mối quan hệ với các nhà NK châu Âu để đảm bảo triển vọng kinh doanh lâu dài.

DNXK cần hợp tác chặt chẽ với các nhà NK châu Âu để đáp ứng triệt để các yêu cầu của thị trường này. Để tìm được cơ hội tốt nhất trên các thị trường, cần phải thu thập thông tin về xu hướng và diễn biến thị trường ở châu Âu và các nước BRIC.

Vasep, 30/111/2015
Đăng ngày 01/12/2015
Kim Thu
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:30 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:30 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:30 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:30 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:30 25/04/2024